APEC “trợ sức” cho SME sau đại địch

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp (DN) toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là “nhịp tim” của các nền kinh tế APEC khi đóng góp tới 40% GDP. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo APEC tiếp tục theo đuổi các sáng kiến nhằm tăng cường khả năng phục hồi của các SME sau đại dịch.

Hỗ trợ toàn diện

SME hiện sử dụng từ 60 đến 80% lực lượng lao động. Mặc dù APEC luôn ghi nhận những đóng góp của các SME đối với nền kinh tế nhưng các doanh nghiệp này hiện chỉ chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu. Trên thực tế, các Bộ trưởng Thương mại APEC đã công nhận rằng “không phải tất cả các thành phần xã hội đều được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế” và quyết tâm đảm bảo “tăng trưởng kinh tế bao trùm hơn và các lợi ích được lan tỏa rộng rãi hơn.”

APEC “trợ sức” cho SME sau đại địch

SME giữ vai trò quan trọng tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC

Nhóm Công tác về SME APEC (SMEWG) hỗ trợ các doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn, đồng thời tìm cách đóng góp vào một môi trường thương mại và đầu tư cởi mở hơn. Nhóm đã thông qua các kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn nhằm đưa ra một lộ trình giải quyết các vấn đề quan trọng và mối quan tâm liên quan đến sự tăng trưởng của các SME và doanh nghiệp siêu nhỏ (MEs) trong khu vực APEC, với các lĩnh vực ưu tiên như: Xây dựng năng lực quản lý, tinh thần kinh doanh và đổi mới; tài trợ; và môi trường kinh doanh, tiếp cận thị trường và quốc tế hóa. Các Trung tâm Thương mại điện tử Cơ hội số APEC (ADOC) cung cấp các khóa đào tạo liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông cho các SME. Các trung tâm APEC-IBIZ đào tạo các tư vấn viên doanh nghiệp nhỏ về nhiều kỹ năng cá nhân và chuyên môn để họ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp từ một nền tảng kiến thức rộng.

Nhóm Công tác về SME cũng lồng ghép các nhiệm vụ và hoạt động của nhóm này vào các nhóm APEC khác, như: (i) Hỗ trợ cho vay theo tổ chức. APEC tổ chức một cuộc họp thường niên của các quan chức tài chính và các tổ chức tư nhân liên quan đến các SME, để tập trung nỗ lực hỗ trợ họ. (ii) Cải cách cơ cấu. APEC tiếp tục thực hiện cải cách cơ cấu, nhằm tạo thuận lợi trong kinh doanh quốc tế, bao gồm các thủ tục hải quan được đơn giản hóa, các biện pháp chống tham nhũng và bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm giảm thiểu rủi ro cho các SME tham gia mở rộng thị trường. (iii) Cơ sở hạ tầng viễn thông. Các nền kinh tế APEC phổ cập Internet băng thông rộng và sử dụng số hóa, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch hiện nay.

Trung tâm của phục hồi kinh tế

Trong năm APEC 2021, các nền kinh tế thành viên xác định việc hỗ trợ cho các SME sẽ vẫn tiếp tục khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiến hành các hoạt động ứng phó và phục hồi sau đại dịch Covid-19. Điều này đã được thể hiện thông qua một loạt các tuyên bố quan trọng tại các hội nghị cấp bộ trưởng APEC. Theo đó, APEC nhất trí về sự cần thiết phải đặt các SME làm trọng tâm của quá trình phục hồi kinh tế. Các hội nghị APEC tập trung vào chủ đề xây dựng “khả năng phục hồi trong một thế giới với Covid-19”, trong đó quan tâm chặt chẽ về vai trò của số hóa để hỗ trợ phục hồi hiệu quả, cũng như hòa nhập nhiều hơn cho phụ nữ và người dân bản địa, nhằm nâng cao phúc lợi của các SME và những người làm việc trong các doanh nghiệp này.

Các đòn bẩy chính sách được thảo luận tại các cuộc họp của APEC năm nay sẽ có tác động tích cực đến các SME và giúp mở ra tiềm năng cho các SME như là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới trong khi các nền kinh tế APEC phục hồi sau tác động của Covid-19. Các thành viên APEC và các nền kinh tế toàn cầu đã khẩn trương đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp khi đại dịch bùng phát. Ở New Zealand là nước chủ nhà APEC 2021, một loạt các hỗ trợ tài chính đã được triển khai sau khi đại dịch bùng phát trở lại vào tháng 8, như: 4 đợt trợ cấp tiền lương trị giá hơn 3,04 tỷ USD cho 1,26 triệu việc làm trong 321.000 doanh nghiệp, bao gồm 175.000 người làm việc tự do; ba đợt thanh toán hỗ trợ cho các chi phí cố định của doanh nghiệp, trị giá 947 triệu USD cho 319.000 người nộp đơn; các khoản vay ưu đãi không lãi suất dành cho các SME, trị giá hơn 105 triệu USD cho 6.500 doanh nghiệp. Sự hỗ trợ dành cho các SME dựa trên nguyên tắc rằng, phản ứng kinh tế tốt nhất là phản ứng lành mạnh.

Kinh doanh có đạo đức

APEC củng cố tầm quan trọng của các SME thông qua tăng cường ứng xử kinh doanh có đạo đức, bằng cách mở rộng việc thực hiện các thỏa thuận về đạo đức trong triển khai khuôn khổ đồng thuận APEC để cải thiện sự hợp tác về đạo đức trong hệ thống y tế khu vực. “Khuôn khổ đồng thuận New Zealand” vừa được ký kết mới đây tại Diễn đàn Đạo đức kinh doanh APEC cho các SME năm 2021, được xây dựng dựa trên 9 thỏa thuận tương tự về sự hợp tác đạo đức, quy tụ hơn 300 tổ chức y tế đại diện cho hàng nghìn công ty và ảnh hưởng đến hàng trăm hàng nghìn chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng như hàng triệu bệnh nhân.

Các khuôn khổ đồng thuận cho phép các bên liên quan, bao gồm các ngành công nghiệp, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các nhóm bệnh nhân và chính phủ, làm việc cùng nhau bằng cách điều chỉnh các nguyên tắc được chia sẻ. Trong bài phát biểu khai mạc tại diễn đàn, Chủ tịch các quan chức cấp cao APEC 2021 Vangelis Vitalis, nhấn mạnh mối tương quan chặt chẽ giữa đạo đức kinh doanh và năng suất và cách các doanh nghiệp có đạo đức trong khu vực có thể giúp tăng năng suất kinh doanh từ 3 đến 6% mỗi năm. Nghiên cứu do APEC thực hiện cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ trong các lĩnh vực liên quan đến y tế với các chương trình tuân thủ và đạo đức được thiết lập đã có hiệu quả kinh tế mạnh mẽ hơn đáng kể trong đại dịch.

Khi khu vực tiếp tục đối mặt với những thách thức của đại dịch và tạo điều kiện cho sự phục hồi toàn diện, điều quan trọng là APEC cung cấp cho các doanh nghiệp một môi trường minh bạch và có thể dự đoán được. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Vì có quy mô nhỏ hơn và có ít nguồn lực hơn, các doanh nghiệp này dễ bị tổn thương hơn bởi các hành vi phi đạo đức.
Các nhà lãnh đạo APEC đang tiếp tục theo đuổi các sáng kiến nhằm tăng cường khả năng phục hồi của các SME sau đại dịch.
Duy Hưng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 1/5/2024: Elon Musk - thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine sẽ dẫn đến “cuộc chiến không hồi kết”

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 1/5/2024: Elon Musk - thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine sẽ dẫn đến “cuộc chiến không hồi kết”

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 1/5/2024: Elon Musk - thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine sẽ dẫn đến “cuộc chiến không hồi kết”; 96 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 30/4/2024: Một số nước phương Tây đề xuất ngừng bán vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 30/4/2024: Một số nước phương Tây đề xuất ngừng bán vũ khí cho Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 30/4/2024: Một số nước phương Tây đề xuất ngừng bán vũ khí cho Israel; Mỹ, Anh kêu gọi Hamas chấp thuận ngừng bắn.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Tiền tuyến của Ukraine sẽ sụp đổ trong năm 2024?; Nga áp sát Ugledar

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Tiền tuyến của Ukraine sẽ sụp đổ trong năm 2024?; Nga áp sát Ugledar

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Tiền tuyến của Ukraine sẽ sụp đổ trong năm 2024?; Nga áp sát Ugledar để mở ra cơ hội kiểm soát hoàn toàn Donetsk.
Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Nga đạt thành công ngoài mong đợi, giành lợi thế ở miền đông Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Nga đạt thành công ngoài mong đợi, giành lợi thế ở miền đông Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Nga đạt thành công ngoài mong đợi, giành lợi thế ở miền đông Ukraine.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel – Hamas ngày 30/4/2024: Mỹ yêu cầu Israel hủy kế hoạch tấn công Rafah

Chiến sự Israel – Hamas ngày 30/4/2024: Mỹ yêu cầu Israel hủy kế hoạch tấn công Rafah

Chiến sự Israel – Hamas ngày 30/4/2024: Mỹ yêu cầu Israel hủy kế hoạch tấn công Rafah và đề xuất giải quyết xung đột thông qua thành lập nhà nước Palestine
Cà phê Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ ưa chuộng

Cà phê Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ ưa chuộng

Ngoài rau quả, gạo, hạt điều... thì cà phê cũng sẽ là một trong những ngành hàng của Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ đón nhận trong năm 2024.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khi đàm phán hòa bình đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khi đàm phán hòa bình đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khiến đàm phán hòa bình đổ vỡ khi mọi đề xuất giải quyết xung đột đều bị chặn
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5, khi có dấu hiệu AFU tăng tần suất tấn công.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Chúng ta chưa vội nói việc xây dựng dự án kênh đào Funan Techo có gây thiệt cho Việt Nam hay không, mọi thứ vẫn cần những con số để đánh giá.
World Central Kitchen sẵn sàng cung ứng 8 triệu bữa ăn đến Gaza

World Central Kitchen sẵn sàng cung ứng 8 triệu bữa ăn đến Gaza

Ngày 29/4, Tổ chức nhân đạo World Central Kitchen tiếp tục hoạt động ở Dải Gaza, một tháng sau khi 7 nhân viên bị thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel.
Chiến sự Israel-Hamas 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực lên Israel

Chiến sự Israel-Hamas 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực lên Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công thành phố Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực quốc tế lên Israel.
Chiến sự Nga-Ukraine 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; mặt trận phía đông của Ukraine xấu đi

Chiến sự Nga-Ukraine 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; mặt trận phía đông của Ukraine xấu đi

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; Ukraine thừa nhận mặt trận phía đông đang xấu đi.
Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới?

Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới?

Nhờ những thay đổi về chính sách kinh tế, tiền lương, nhân lực và văn hóa, Nhật Bản đang dần lấy lại vị thế cường quốc kinh tế của mình.
Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Liên Hợp Quốc kêu gọi điều tra độc lập sau khi phát hiện hơn 400 thi thể, một số trong tình trạng tay bị trói từ các ngôi mộ tập thể ở hai bệnh viện ở Gaza.
Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Tên lửa của Nga tấn công dữ dội vào cơ sở điện ở miền Trung và miền Tây Ukraine, gây thiệt hại lớn đến hệ thống năng lượng của quốc gia này.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin khi vòng đàm phán có nguy cơ sụp đổ vì bất đồng giữa hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine khi có những đấu hiệu chủ động tấn công từ phía Nga.
Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

3 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với hầu hết các thị trường trong khu vực châu Âu - châu Mỹ có sự phục hồi tích cực.
Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột với Hamas; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Mỹ sẽ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng Abrams; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ.
Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Dải Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza trong bối cảnh nạn đói có thể bùng phát tại đây
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng khi thành tích của nó ảnh hưởng tới Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Tại cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Nga.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động