Thứ ba 24/12/2024 02:10

Áp lực bán tháo kéo chỉ số VN-Index phiên đầu tuần giảm gần 12 điểm

Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản giảm sâu gây áp lực lớn lên thị trường chung. Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 11,86 điểm, (-0,95%), xuống 1.235,49 điểm.

Đầu phiên giao dịch ngày 11/3, thị trường khởi động khá tích cực, thậm chí có thời điểm thị trường còn đạt được mức tăng đến hơn 7 điểm. Mặc dù vậy điều này cũng không duy trì được quá lâu khi áp lực bán đã nhanh chóng quay trở lại khiến thị trường gặp nhiều khó khăn.

Kết phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 11,86 điểm, (-0,95%), xuống 1.235,49 điểm

Trong phiên hôm nay, cổ phiếu ngân hàng giảm sâu và trở thành nhóm gây áp lực lớn nhất lên thị trường chung. Giảm mạnh nhất trên sàn HoSE là LPB khi mất 3,22% giá trị. Khá nhiều mã giảm trên 2% như VPB, MBB, SHB, NAB, OCB; trong đó, trớ trêu nhất là 2 trường hợp VPB và NAB: trong khi NAB vừa lên sàn HoSE đã chịu áp lực bán thì VPB liên tục giảm mạnh dù gần như không tham gia vào đợt "sóng" cổ phiếu ngân hàng trước đó.

Đa số các mã ngân hàng còn lại đều giảm trên 1%. Riêng HDB và EIB ghi nhận sắc xanh với mức tăng lần lượt 0,43% và 1,41%.

Ở nhóm cổ phiếu chứng khoán phân hoá hơn khi sắc xanh hiện lên ở FTS (tăng 2,7%), CTS (tăng 1,37%), AGR (tăng 0,95%), TVS (tăng 1,04%). Dẫu vậy, sắc đỏ vẫn là chủ đạo, trong đó SSI giảm 1,47%, VND giảm 2,55%, VCI giảm 0,42%, HCM giảm 1,77%, VIX giảm 0,26%, VDS giảm 3,13%, ORS giảm 2,06%, APG giảm 1,02%.

Nhóm cổ phiếu bất động sản đa số đều trượt dốc. Đáng chú ý có VIC giảm 1%, BCM giảm 3,17%, VRE giảm 3,54%, NVL giảm 2,73%, KBC giảm 3,02%, VCG giảm 2,04%, DXG giảm 1,66%, HDG giảm 3,25%, DXS giảm 1,13%, CRE giảm 2%, NBB giảm 3,29%... Số mã tăng rất ít, có thể kể đến VPI, KOS, SJS, LGC.

This browser does not support the video element.

Bên cạnh đó, cổ phiếu năng lượng cũng giao dịch hết sức tiêu cực khi GAS giảm 2,14%, POW giảm 0,85%, PGV giảm 0,46%, PLX giảm 2,31%.

Sự phân hoá thể hiện rõ rệt ở nhóm sản xuất, số mã tăng tương đương số mã giảm. Cổ phiếu xuất nhập khẩu toả sáng nhất, cụ thể, các mã như ANV, FMC, MSH, ASM đều tăng điểm, thậm chí tăng rất mạnh như IDI và STK lần lượt có thêm 4,84% và 5,89% giá trị; DMC thậm chí tăng kịch trần.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ phân hoá rất mạnh khi MWG và DGW giảm lần lượt 2,83% và 1,66% nhưng PNJ và FRT tăng lần lượt 2,59% và 5,82%. Cổ phiếu hàng không cũng phân hoá nhưng biên độ biến động hẹp hơn nhiều, chỉ dưới 1%.

Khối ngoại hôm nay quay trở lại mua ròng với giá trị vào khoảng hơn 200 tỷ đồng. Trong đó FRT (+97,20 tỷ đồng) là cổ phiếu được tham gia mua ròng tích cực nhất toàn thị trường. Bên cạnh đó còn có một số cái tên đáng chú ý khác như EIB (+65,90 tỷ đồng), FTS (+62,69 tỷ đồng) hay HPG (+62,35 tỷ đồng).

Ở chiều hướng bán ròng, MSN (-91,58 tỷ đồng) và KBC (-63,79 tỷ đồng) là hai cổ phiếu đáng kể nhất trong ngày hôm nay.

Thanh khoản hôm nay có sự sụt giảm khá đáng kể so với phiên trước đó khi có hơn 970 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 23 nghìn tỷ đồng. Đóng cửa, toàn sàn HoSE có 106 mã tăng giá, 392 mã giảm giá và 57 mã đứng giá tham chiếu.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn