“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Thanh Hóa) nay khác xưa với những con đường bê tông hóa, những hủ tục lạc hậu cũng đã bị xóa bỏ, thay thế bằng nếp sống mới.
Người con ưu tú cả đời gắn bó với rừng già ở xứ Thanh Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP khơi dậy tiềm năng, tạo sinh kế cho người nông dân

Nhờ sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, bản Ché Lầu, xã Na Mèo (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nay đã khoác trên mình "áo mới" với những con đường đã được bê tông hóa, thuận tiện cho việc giao thương đi lại. Không chỉ có vậy, những hủ tục lạc hậu của đồng bào nơi đây cũng đã được xóa bỏ.

"Gánh núi" để mưu sinh

Ché Lầu là một trong những bản biên giới khó khăn của xã biên giới Na Mèo thuộc huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Bản được hình thành từ năm 1989 trong những lần di cư của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Nhi Sơn và xã Pù Nhi của huyện Mường Lát.

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa giờ đây đã được bê tông hóa, từ trung tâm xã có thể đi ô tô vào tận bản.

Bản nằm chông chênh trên sườn những đỉnh núi cao, nên trước khi chưa có đường, đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn. Đường đi đã khó, lại không có điện lưới, sóng vô tuyến, cuộc sống của đồng bào Mông bản Ché Lầu đằng đẵng trong bộn bề túng thiếu. Từ bao đời nay, họ đã quen sống bám vào rừng theo lối sống tự cung tự cấp. Tra xong hạt ngô, hạt lúa... họ quẳng lại đó, trông cậy ở mẹ trời, được chăng hay chớ. Vài mùa mưa qua, đám đất ấy bị rửa trôi, bạc phếch, họ đi sâu hơn vào rừng, trèo lên non cao, tiếp tục đốn hạ những thân gỗ, chỉ để lấy chỗ cho hạt lúa, hạt ngô nảy mầm...

Cuộc sống tù túng cứ thế trôi đi, những đứa trẻ nheo nhóc lần lượt ra đời, được nuôi lớn bằng những hạt ngô non hay củ sắn. Còn người lớn, họ vào tận rừng già chặt nứa, vầu kéo xuống tận Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo để đổi lấy bò gạo cải thiện đời sống sau những tháng ngày ăn ngô với sắn.

Không chỉ khó khăn về kinh tế, đường đi, bà con trong bản còn bị chói buộc bởi những sợi dây tâm linh vô hình từ muôn vàn kiếp trước. Những hủ tục như ghì chặt ước mơ của bà con xuống đáy bờ vựt sâu thẳm, không lối thoát.

Ông Thao văn Sinh (sinh năm 1954), một trong những người thành lập bản Ché Lầu nhớ lại: “Bà con người H’Mông chúng tôi quen sống với rừng rồi. Trước kia khi chưa có đường đời sống của bản gặp rất nhiều khó khăn. Để có cái ăn, chúng tôi thường dùng xe trâu kéo nông sản xuống dưới trung tâm xã để đổi gạo. Khi trong bản đã có xe máy nhưng muốn đi từ trung tâm lên đây cũng phải quấn xích vào bánh xe mới leo lên được”.

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Từ khi bản Ché Lầu có đường, có điện, người dân đã bắt đầu kinh doanh buôn bán, bà con mua sắm thuận lợi hơn.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, năm 2021, con đường từ bản Son lên Ché Lầu đã được bê tông hóa. Từ khi có đường, có điện, đời sống của người dân nơi đây đã đổi thay. Những không gian u tịch của nghèo đói, tù túng của hủ tục đã bị đẩy lùi, nhường chỗ cho ánh sáng của đèn điện, ánh sáng của văn minh.

Cũng từ đó, tiếng thở dài của núi bao đời nay đã bắt đầu được thay thế bằng những tiếng ê a của trẻ thơ đang theo học con chữ tại bản. Một số cửa hàng tạp hóa tại đây cũng được mọc lên để phục vụ bà con. Những ngôi nhà siêu vẹo trước kia đã được dựng lại chắc chắn và được gắn số, con đường bê tông hóa bắt đầu được mang tên. Từ khi ngày có điện, cuộc sống vốn u tịch của bản bỗng ồn ào, đủ loại động cơ, xe máy, ô tô, máy xay xát, máy bào gỗ làm nhà, tiếng của tivi... Con đường nhỏ dẫn từ trục chính vào những mái sa mu cổ cũng đã được bê tông chắc chắn.

Anh Thao Văn Lâu, Bí thư kiêm Trưởng bản Ché Lầu hồ hởi: “Bản nay khác xưa rồi, những con đường đất giờ đây đã được bê tông hóa, thuận tiên cho việc giao thương đi lại. Không chỉ có vậy, những hủ tục lạc hậu như ma chay, cưới xin tốn kém trước đây cũng được xóa bỏ. Các cháu đến độ tuổi đi học đều được đến trường, nên bà con phấn khởi lắm”.

Thức giấc sau giấc ngủ dài

Từ khi có điện, có đường, có sóng điện thoại, đời sống bà con đã bước sang trang mới. Những nông sản làm ra, thay vì gác bếp ăn dần như những năm trước thì giờ đây đã có thương lái đến thu mua tận nhà. Có tiền, bà con bắt đầu sửa sang lại nhà cửa, mua sắm những vật dụng cần thiết, các cháu nhỏ trong độ tuổi đi học đều được đến trường.

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh

Những căn nhà, con đường ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn giờ đây đều được đánh số, mang tên.

Đặc biệt, từ khi được chính quyền vận động tuyên truyền, những hủ tục lạc hậu của bà con như ma chay cưới hỏi kéo dài hàng tuần vừa tốn kém vừa gây ô nhiễm thì giờ đây xác chết đã được đưa vào quan tài, đình đám cũng tổ chức gọn nhẹ trong vòng 2 ngày. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong đời sống văn hóa của bản.

Bên cạnh đó, những tập tục canh tác lạc hậu theo kiểu tự cung tự cấp giờ đây đã được thay đổi. Bà con đã chủ động đầu tư mua giống cây mới, ngắn ngày cho năng xuất cao về trồng. Bắt đầu hình thành những vùng nông sản tập trung để phát triển thành sản phẩm đặc trưng của vùng.

Để hỗ trợ bà con, nhiều dự án phát triển kinh tế đã được chính quyền các cấp đưa về đây như: dự án trồng Luồng, trồng vầu, dự án nuôi lợn đen năng xuất cao… Thông qua các dự án đã từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại của một bộ phận người dân trong bản. Người dân đã chủ động làm kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Mới đây, dưới sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quan Sơn, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, xã Na Mèo, đã đưa vào đây trồng thí điểm 2ha cây khoai mán lòng vàng tại bản. Đây là loại cây được bà con bản Ché Lầu trồng nhỏ lẻ, phục vụ đời sống của hộ gia đình từ bao đời nay. Khi được quy hoạch trông trên diện rộng sẽ, góp phần tăng thu nhập, hướng thoát nghèo bền vững cho bà con vùng biên giới.

Bí thư chi bộ, trưởng bản Ché Lầu Thao Văn Lâu cho biết: “Bản Ché Lầu có 66 hộ, 307 nhân khẩu, với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Dù cuộc sống bắt đầu đổi thay nhưng đời sống kinh tế - xã hội của bản còn nhiều khó khăn. Vì nông sản làm ra của bà con chưa nhiều. Được sự quan tâm tuyên truyền của chính quyền các cấp về trồng cây khoai mán lòng vàng tập trung người dân trong bản đã đồng tình ủng hộ. Nếu năm được mùa, chúng tôi sẽ mở rộng diện tích, đưa khoai mán trở thành sản phẩm đặc trưng của bản”.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, “không để ai bị bỏ lại sau lưng”, cùng với những nỗ lực của người dân đã từng bước xây dựng bản Ché Lầu với cơ sở vật chất khang trang, cuộc sống văn minh. Đời sống của bà con cũng dần thay đổi, rũ bỏ đi quá khứ u buồn để chung tay xây dựng bản làng ngày càng phát triển.

“Áo mới” miền biên cương xứ Thanh
Khu vui chơi của trẻ em ở bản Ché Lầu đã được xây dựng khang trang và đưa vào sử dụng.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Bí thư Đảng ủy xã Na Mèo Phạm Đức Lương cho biết: “Ché Lầu là một trong những bản người H’Mông đặc biệt khó khăn, hủ tục lạc hậu bủa vây. Trước đây khi chưa có đường, có điện, đời sống của bà con sinh sống chủ yếu dựa vào rừng già. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng với sự vận động tuyên truyền của chính quyền địa phương, đời sống bà con đã dần đổi thay. Bà con bắt đầu chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp theo hướng tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, chúng tôi đã đưa vào đây trồng tập trung giống khoai mán lòng vàng, bắt đầu có kết quả tốt. Đây là tín hiệu vui không chỉ đối với bà con trong bản, mà nó còn là niềm vui cho sự thành công bước đầu của chính quyền các cấp. Những người luôn dành tâm huyết với bà con, với bản”.

Giờ đây, trong khắp bản đều ánh lên niềm hân hoan vui mừng khi cuộc sống đã dần khởi sắc. Đây được xem là cuộc “cách tân” vĩ đại, xóa bỏ đi những hủ tục đeo bám họ bấy lâu nay. Họ đang bước đi trên con đường mới với suy nghĩ mới, cách làm mới, như một lối đi tắt thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền ở xứ Thanh.

Hoàng Minh - Hà Khải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, TP. Hải Phòng thực hiện điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Sau 10 năm khoác 'tấm áo' mới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành động lực phát triển kinh tế của Ninh Bình.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Theo thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới đã tổ chức xét công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới 2024.
Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khóa XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 22 cho ý kiến vào Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Tại Lễ hội Cá Tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ 2 năm 2024, con cá tầm có trọng lượng trên 45 kg đã được đấu giá thành công với giá 150 triệu đồng.
Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Sáng 20/11, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của UBND Thành phố về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

Tỉnh Thanh Hóa đang tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài nhằm quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thị trường hoa tươi dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại TP. Hồ Chí Minh chứng kiến tình trạng ảm đạm, sức mua giảm mạnh so với những năm trước.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

Cà Mau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

Sở Công thương tỉnh Cà Mau vừa tổ chức Hội chợ Thương mại – Tiêu dùng nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
HĐND tỉnh Thái Bình thông qua 8 nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Thái Bình thông qua 8 nghị quyết quan trọng

8 nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình đã được HĐND tỉnh thông qua trong kỳ họp đột xuất vừa qua.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Đoàn công tác của Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã đến kiểm tra chất lượng vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu euro vào Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An

Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu euro vào Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An

Ngày 18/11 tại thành phố Cologne (CHLB Đức), Tập đoàn Đồng Tâm (Việt Nam) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức).
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Cánh chim đầu đàn của ngành giáo dục Hoà Bình

Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Cánh chim đầu đàn của ngành giáo dục Hoà Bình

Trải qua gần 80 năm xây dựng và phát triển, vị thế của Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ ngày càng được khẳng định trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hoà Bình.
Sắp diễn ra Hội nghị Sơ kết hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sắp diễn ra Hội nghị Sơ kết hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 29/11, TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị Sơ kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023 - 2024.
Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức thành công đã thông qua Quyết tâm thư với 6 nhiệm vụ và chỉ tiêu chính.
Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Công ty Cổ phần quản lý Kinh doanh điện Thanh Hóa vừa có báo cáo gửi đến Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa về việc hàng chục hộ dân xã Hà Sơn phải sử dụng điện yếu.
Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đã có 23 doanh nghiệp đăng ký ủng hộ tổng số tiền 4,3 tỷ đồng để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động