Thứ sáu 03/01/2025 04:40

Ấn Độ xây dựng nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới; châu Âu muốn trở lại với điện hạt nhân

Công viên năng lượng tái tạo Khavda đang được xây dựng ở bang Gujarat của Ấn Độ sẽ là nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới trong 5 năm tới.

Ấn Độ xây dựng nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới

Theo đó, Công ty Adani Green Energy Limited (AGEL) - thuộc tập đoàn nhập khẩu và khai thác than lớn nhất Ấn Độ Adani, đang triển khai dự án xây dựng công viên năng lượng tái tạo Khavda với kinh phí khoảng 20 tỷ USD ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ. Đây sẽ là nhà máy điện gió và Mặt Trời lớn nhất thế giới và có thể cung cấp đủ năng lượng sạch cho 16 triệu hộ gia đình tại Ấn Độ, tương đương với Thụy Sĩ.

Công viên năng lượng tái tạo Khavda đang trong quá trình xây dựng ở bang Gujarat, Ấn Độ. Ảnh: AP

Công viên năng lượng tái tạo Khavda khi hoàn thành có tổng diện tích hơn 500 km2, rộng gấp 5 lần so với thủ đô Paris (Pháp) và có thể nhìn thấy từ không gian. Dự án biến những vùng sa mạc cằn cỗi ở rìa phía Tây Ấn Độ thành một trong những nguồn năng lượng sạch quan trọng nhất trên thế giới.

“Thuyền trưởng” của dự án này là ông Sagar Adani, Giám đốc điều hành của công ty năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới AGEL. Ông cũng là cháu trai của Gautam Adani, người giàu thứ hai châu Á với khối tài sản trị giá 100 tỷ USD đến từ Tập đoàn Adani, là nhà nhập khẩu than lớn nhất Ấn Độ.

Việc triển khai công viên năng lượng tái tạo Khavda có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực của Ấn Độ nhằm giảm ô nhiễm và đạt được các mục tiêu về khí hậu, đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế lớn đang phát triển nhanh nhất trên thế giới. Hiện than vẫn chiếm 70% lượng điện sản xuất tại Ấn Độ.

Châu Âu muốn trở lại với điện hạt nhân

Tại Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng hạt nhân khai mạc tại thủ đô Brussels, Bỉ, nhiều lãnh đạo từ các nước châu Âu ủng hộ hạt nhân và các chuyên gia năng lượng đã lên tiếng kêu gọi phục hồi năng lượng hạt nhân.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho biết, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau trong các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) về năng lượng hạt nhân, nhưng bà tin rằng công nghệ hạt nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Do tính cấp bách của thách thức khí hậu, các quốc gia cần cân nhắc các lựa chọn một cách cẩn thận trước khi từ bỏ nguồn điện có lượng phát thải thấp sẵn có. Mở rộng hoạt động an toàn của các lò hạt nhân có sẵn là một trong những cách rẻ nhất để đảm bảo nguồn điện sạch trên quy mô lớn. Việc này có thể giúp mở ra một con đường hiệu quả về chi phí để đạt được mức phát thải bằng 0”, bà Leyen nhấn mạnh.

Năng lượng hạt nhân không còn được ưa chuộng ở châu Âu vì những lo ngại về an toàn sau sự cố hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản năm 2011. Chính phủ Đức đóng cửa ngay lập tức 6 nhà máy hạt nhân và loại bỏ dần các lò phản ứng còn lại. Ba cơ sở hạt nhân cuối cùng của Đức đã ngừng hoạt động vào tháng 4 năm ngoái.

Tuy nhiên, nhu cầu tìm giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga và cam kết của EU nhằm cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 đã thúc đẩy xu hướng quan tâm trở lại năng lượng hạt nhân.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu giữa vòng xoáy năng lượng sau khi Nga ‘đóng van’

Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Nhân lực điện hạt nhân: Cần chiến lược đào tạo bài bản

Năng lượng tái tạo ở nông thôn: Triển vọng và thực tiễn

Chuyên gia nêu tuyến đường khí đốt mới thay thế qua Ukraine

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong phát triển năng lượng...

Đóng điện Trạm biến áp 220kV trong TBA 500kV Phố Nối

Trạm biến áp 220kV Yên Mỹ được nâng công suất gấp 2

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh sẽ trình Thủ tướng trước 28/2/2025

EU sẵn sàng trước việc ngừng cấp khí đốt từ Nga qua Ukraine

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Đóng điện đường dây 220kV đấu nối TBA 500kV Long Thành

Hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định về bảo vệ công trình điện lực

Đưa vào vận hành nhiều công trình điện ở phía Nam

Giải bài toán tiết kiệm chi phí cho năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương dự lễ kỷ niệm 30 năm Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia

EVNCPC đóng điện công trình TBA 110kV Phú Hòa và đấu nối

EVNNPT đóng điện máy biến áp thứ 3 TBA 220kV Nhà Bè

‘Quay xe’ với khí đốt Nga: Ukraine đang mạo hiểm điều gì?

EVNNPT đóng điện dự án Trạm biến áp 220kV Phước Long