Giải bài toán tiết kiệm chi phí cho năng lượng tái tạo

Mô phỏng của Tập đoàn Wärtsilä cho thấy triển khai công nghệ phát điện linh hoạt tiết kiệm 65.000 tỷ euro vào năm 2050 giúp giảm chi phí cho năng lượng tái tạo.
Quy định mới về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới Phó Thủ tướng cho ý kiến về loạt các dự án năng lượng tái tạo nằm trong Quy hoạch Điện VIII Thu hút đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng xanh

4 giải pháp tiết kiệm chi phí

Nghiên cứu mô phỏng hệ thống điện toàn cầu của Wärtsilä vừa được công bố trong Báo cáo Giao lộ trên hành trình Net zero, so sánh hai lộ trình từ năm 2025 tới 2050 với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu đã đề ra trong Thoả thuận Paris.

Hệ thống điện sử dụng nguồn phát điện linh hoạt có những lợi thế đáng kể khi xét đến cả giảm chi phí và phát thải CO₂
Hệ thống điện sử dụng nguồn phát điện linh hoạt có những lợi thế đáng kể khi xét đến cả giảm chi phí và phát thải CO₂ Ảnh: TT

Mô phỏng chỉ ra rằng lộ trình sử dụng nguồn phát điện linh hoạt sẽ tiết kiệm khoảng 65 nghìn tỷ euro vào năm 2050 so với lộ trình chỉ bao gồm năng lượng tái tạo (NLTT). Mức tiết kiệm này đạt trung bình 2,5 nghìn tỷ euro mỗi năm, tương đương với hơn 2% GDP toàn cầu năm 2024.

Báo cáo nêu rõ sự hỗ trợ của các nhà máy điện linh hoạt sẽ giúp tối đa hoá hiệu quả của NLTT và là chìa khoá để mở rộng quy mô NLTT với các kết quả chính như:

Thứ nhất, giảm chi phí. Việc triển khai các nhà máy điện linh hoạt có thể giúp giảm tổng chi phí cho các hệ thống điện tương lai tới 42%, tương đương 65 nghìn tỷ euro.

Thứ hai, giảm lượng phát thải. Việc tích hợp các nhà máy điện linh hoạt có thể giúp giảm tổng lượng phát thải CO₂ của ngành điện trong giai đoạn từ nay đến năm 2050 tới 21% (tương đương 19 tỷ tấn).

Thứ ba, giảm lãng phí năng lượng. Mô phỏng cho thấy tích hợp các nhà máy điện linh hoạt giúp tối ưu hóa hệ thống điện, nhờ đó giảm đến 88% NLTT bị lãng phí do bị cắt giảm công suất vào năm 2050 so với lộ trình còn lại. Trên tổng thể, có thể tránh cắt giảm tổng cộng 458,000 TWh, đủ để cung cấp điện cho toàn thế giới (dựa trên mức tiêu thụ điện hiện tại) trong hơn 15 năm.

Thứ tư, giảm công suất năng lượng tái tạo và diện tích đất sử dụng. Việc tích hợp các nhà máy điện linh hoạt giúp giảm một nửa công suất NLTT lắp đặt mới và diện tích đất sử dụng cần thiết để đạt trung hoà các-bon.

Ông Anders Lindberg, Chủ tịch mảng Năng lượng kiêm Phó Chủ tịch Cấp cao, Tập đoàn Wärtsilä chia sẻ: “Mặc dù tỷ trọng NLTT trong hệ thống điện đang lớn hơn bao giờ hết, nhưng chỉ NLTT thì không đủ. Nghiên cứu mô phỏng của chúng tôi chỉ ra rằng nguồn linh hoạt là cần thiết để đạt một tương lai năng lượng sạch. Điều này cũng có nghĩa nhanh chóng loại bỏ dần các nhà máy điện kém linh hoạt và chuyển sang nhiên liệu bền vững. Các nhà máy điện linh hoạt là yếu tố quan trọng hỗ trợ việc tăng tỷ trọng NLTT”.

Thực tế, các công nghệ linh hoạt khác nhau có những vai trò khác nhau trong hệ thống điện. Trong khi hệ thống pin tích trữ năng lượng cung cấp cân bằng theo cấp độ giây và phút, các nhà máy điện linh hoạt sử dụng động cơ đốt trong dạng pít-tông (Reciprocating Internal Combustion Engine – RICE) có thể xử lý các biến động cấp độ theo giờ, theo ngày và thậm chí theo mùa.

So sánh cơ cấu năng lượng giai đoạn 2025 – 2050 trong 2 lộ trình từ mô phỏng
So sánh cơ cấu năng lượng giai đoạn 2025 – 2050 trong 2 lộ trình từ mô phỏng Nguồn:Tập đoàn Wärtsilä

Nguồn điện linh hoạt đã được ghi nhận trong cơ cấu nguồn điện của Quy hoạch điện VIII bắt đầu với 300 MW trước năm 2030 và tăng lên đáng kể tới 46,200 MW trong giai đoạn trước năm 2050. Bây giờ là lúc cần đảm bảo triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch cũng như xây dựng các cơ chế thị trường phù hợp để hỗ trợ cho việc triển khai này.

Khắc phục tính bất ổn định của năng lượng tái tạo

Có thể thấy, các hành động dứt khoát từ toàn bộ hệ sinh thái ngành điện là tối quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng chi phí thấp và phát thải thấp theo Thoả thuận Paris. Thay vì chỉ tập trung vào việc đẩy nhanh phát triển NLTT, cần có cách tiếp cận toàn diện ở cấp độ hệ thống khi lập quy hoạch và đầu tư vào hệ thống điện.

Để đẩy mạnh mở rộng quy mô NLTT và các công nghệ linh hoạt đảm bảo giá điện hợp lý, các chuyên gia khuyến nghị:

Một là, tạo điều kiện mở rộng nhanh chóng quy mô năng lượng tái tạo bằng cách nâng cấp hệ thống truyền tải điện, tinh giản các thủ tục cấp phép và đầu tư vào hạ tầng kết nối lưới điện liên vùng.

Hai là, nhanh chóng bổ sung các công nghệ linh hoạt giúp cân bằng nguồn điện trong thời gian ngắn và dài hạn để đảm bảo hệ thống lưới điện hoạt động ổn định và bền vững. Các công nghệ này sẽ hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo nhanh chóng, giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy điện kém linh hoạt như nhà máy nhiệt điện than và đẩy nhanh quá trình giảm phát thải.

Ba là, huy động tài chính để phát triển các dự án NLTT và nguồn điện dự phòng linh hoạt ở quy mô và tốc độ cần thiết.

Ngoài ra, cải cách cấu trúc thị trường điện để hỗ trợ tích hợp tỷ trọng cao NLTT. Cần có cơ chế khuyến khích cân bằng nguồn điện để cung cấp tính linh hoạt cần thiết cho hệ thống, giúp tối ưu hóa các hệ thống điện dựa trên các nguồn NLTT.

Ông Phạm Minh Thành, Giám đốc Quốc gia Việt Nam, mảng Năng lượng, Tập đoàn Wärtsilä bày tỏ, Việt Nam đang thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của mình đối với mục tiêu Net zero vào năm 2050. Điều quan trọng bây giờ là đảm bảo Quy hoạch Điện VIII được triển khai một cách kịp thời. Việc tăng tỷ trọng NLTT cùng với nguồn phát điện linh hoạt để cân bằng hệ thống điện là thiết yếu trong thập kỷ tới giúp Việt Nam đạt được mục tiêu đã đề ra.

Vì vậy, cần chọn các công nghệ có thể thích ứng với nhiên liệu bền vững để giảm hoàn toàn phát thải các-bon trong ngành điện từ giữa những năm 2030 trở đi.

Ngoài ra, sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu chuyển tiếp cho các nhà máy điện linh hoạt để đẩy mạnh việc sử dụng NLTT và loại bỏ dần các công nghệ phát điện cũ. Sử dụng khí tự nhiên như một giải pháp cân bằng linh hoạt trong giai đoạn chuyển tiếp có thể giúp giảm hơn 75% lượng phát thải CO2 hàng năm từ ngành điện vào năm 2035 (so với mức năm 2023).

Đặc biệt, chúng ta cần chuẩn bị cho việc sử dụng nhiên liệu bền vững bằng cách nâng cao kiến thức chuyên môn và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, đảm bảo quá trình chuyển đổi sang ngành năng lượng không phát thải các-bon diễn ra suôn sẻ.

Để nhiên liệu bền vững có thể cạnh tranh về chi phí, Chính phủ cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ, như trợ cấp, quy định bắt buộc, thuế các-bon (hoặc kết hợp các giải pháp trên).

Việt Nam đã cam kết đạt Net zero vào năm 2050 và là quốc gia dẫn đầu khu vực về phát triển NLTT. Nghiên cứu mô phỏng hệ thống điện Việt Nam của Wärtsilä vào năm 2022 được công bố trong bản Báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á, cho thấy việc chuyển đổi sang một hệ thống điện trung hoà các-bon vào năm 2050 có thể giúp Việt Nam tiết kiệm khoảng 26 tỷ euro mỗi năm. Nghiên cứu cũng chỉ ra cho mỗi GW công suất các nguồn NLTT, hệ thống sẽ cần khoảng 150 MW công suất điện linh hoạt để đảm bảo tính ổn định.
Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Châu Âu giữa vòng xoáy năng lượng sau khi Nga ‘đóng van’

Châu Âu giữa vòng xoáy năng lượng sau khi Nga ‘đóng van’

Theo tờ Newmoney, việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine xảy ra trong bối cảnh nguồn dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư trạm biến áp 500kV gần 2.300 tỷ đồng

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư trạm biến áp 500kV gần 2.300 tỷ đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 500kV Quỳnh Lưu và đường dây đấu nốị.
Điện hạt nhân: Xây dựng mạng lưới thu hút nhân tài

Điện hạt nhân: Xây dựng mạng lưới thu hút nhân tài

PGS.TS Đinh Văn Châu cho biết, sẽ phối hợp để xây dựng mạng lưới; kêu gọi, hỗ trợ kỹ sư Việt Nam đã được đào tạo về điện hạt nhân tham gia vào các dự án.
Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?

Để tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cho điện hạt nhân, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị với sự tham dự của các đơn vị thuộc Bộ.
Nhân lực điện hạt nhân: Cần chiến lược đào tạo bài bản

Nhân lực điện hạt nhân: Cần chiến lược đào tạo bài bản

Nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công của ngành công nghiệp điện hạt nhân. Vì vậy, cần chiến lược đào tạo bài bản.

Tin cùng chuyên mục

Năng lượng tái tạo ở nông thôn: Triển vọng và thực tiễn

Năng lượng tái tạo ở nông thôn: Triển vọng và thực tiễn

Các dự báo cho thấy, nhu cầu năng lượng cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 4-5%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2030.
Chuyên gia nêu tuyến đường khí đốt mới thay thế qua Ukraine

Chuyên gia nêu tuyến đường khí đốt mới thay thế qua Ukraine

Theo ông Alexey Belogoriev, vận chuyển khí đốt qua Ukraine có thể được thay thế một phần bằng việc tăng nguồn cung cấp qua Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong phát triển năng lượng...

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong phát triển năng lượng...

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho Bộ Công Thương trong việc thực hiện chiến lược phát triển năng lượng quốc gia.
Đóng điện Trạm biến áp 220kV trong TBA 500kV Phố Nối

Đóng điện Trạm biến áp 220kV trong TBA 500kV Phố Nối

Đêm ngày 31/12/2024, tại Hưng Yên,Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đóng điện Dự án Trạm biến áp 220kV nối cấp trong Trạm biến áp 500kV Phố Nối.
Trạm biến áp 220kV Yên Mỹ được nâng công suất gấp 2

Trạm biến áp 220kV Yên Mỹ được nâng công suất gấp 2

Tối ngày 31/12/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đóng điện Dự án Lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Yên Mỹ.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh sẽ trình Thủ tướng trước 28/2/2025

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh sẽ trình Thủ tướng trước 28/2/2025

Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương cho biết sẽ trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt trước 28/2/2025.
EU sẵn sàng trước việc ngừng cấp khí đốt từ Nga qua Ukraine

EU sẵn sàng trước việc ngừng cấp khí đốt từ Nga qua Ukraine

Các nước châu Âu sẵn sàng cho việc ngừng cung cấp khí đốt từ Nga qua Ukraine từ ngày 1/1/2025, bất chấp sự lo ngại của một số quốc gia, trong đó có Slovakia.
Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Sáng 31/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì hội nghị trực tuyến với 63 địa phương về thực hiện kế hoạch, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đóng điện đường dây 220kV đấu nối TBA 500kV Long Thành

Đóng điện đường dây 220kV đấu nối TBA 500kV Long Thành

Tối ngày 30/12/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đóng điện đường dây đấu nối 220kV thuộc Dự án Trạm biến áp 500kV Long Thành.
Hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định về bảo vệ công trình điện lực

Hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định về bảo vệ công trình điện lực

Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn lĩnh vực điện lực diễn ra chiều 30/12.
Đưa vào vận hành nhiều công trình điện ở phía Nam

Đưa vào vận hành nhiều công trình điện ở phía Nam

Những ngày cuối năm 2024, ngành điện miền Nam đã và đang tiếp tục đóng điện, đưa vào vận hành thêm 10 công trình lưới điện 110kV trên địa bàn các tỉnh phía Nam.
Bộ trưởng Bộ Công Thương dự lễ kỷ niệm 30 năm Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công Thương dự lễ kỷ niệm 30 năm Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia

Chiều 30/12 tại Hà Nội, Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia đã tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập A0 (nay là NSMO).
EVNCPC đóng điện công trình TBA 110kV Phú Hòa và đấu nối

EVNCPC đóng điện công trình TBA 110kV Phú Hòa và đấu nối

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa tổ chức lễ đóng điện và gắn biển công trình TBA 110kV Phú Hòa (tỉnh Phú Yên) và đấu nối.
EVNNPT đóng điện máy biến áp thứ 3 TBA 220kV Nhà Bè

EVNNPT đóng điện máy biến áp thứ 3 TBA 220kV Nhà Bè

EVNNPT vừa đóng điện máy biến áp thứ 3 trạm biến áp 220kV Nhà Bè, qua đó nâng cao năng lực cung cấp điện cho TP. Hồ Chí Minh.
‘Quay xe’ với khí đốt Nga: Ukraine đang mạo hiểm điều gì?

‘Quay xe’ với khí đốt Nga: Ukraine đang mạo hiểm điều gì?

Bloomberg cho rằng, việc Ukraine từ chối trung chuyển khí đốt của Nga có thể khiến nước này mất hệ thống vận chuyển khí đốt.
EVNNPT đóng điện dự án Trạm biến áp 220kV Phước Long

EVNNPT đóng điện dự án Trạm biến áp 220kV Phước Long

Ngày 28/12/2024, tại Bình Phước, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức đóng điện dự án Trạm biến áp 220kV Phước Long và đấu nối.
Doanh nghiệp năng lượng thích ứng với quy định giảm phát thải

Doanh nghiệp năng lượng thích ứng với quy định giảm phát thải

Theo ông Vũ Mạnh Thắng, Chính phủ đang có những chương trình khuyến khích đầu tư vào giảm phát thải carbon và những dự án phát triển năng lượng xanh.
EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Chơn Thành – Bến Cát

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Chơn Thành – Bến Cát

EVNNPT cho biết, việc hoàn thành đóng điện đường dây 220kV Chơn Thành – Bến Cát sẽ góp phần tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Bình Dương.
PC Lai Châu ký cam kết đảm bảo an toàn lao động

PC Lai Châu ký cam kết đảm bảo an toàn lao động

Công ty Điện lực Lai Châu vừa tổ chức lễ ký cam kết đảm bảo an toàn lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Mobile VerionPhiên bản di động