Thứ tư 20/11/2024 15:29

Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu đối với hơn 50 mặt hàng kể cả từ ASEAN 

Ấn Độ có kế hoạch tăng thuế nhập khẩu đối với hơn 50 mặt hàng bao gồm cả điện tử, hàng điện, hóa chất và thủ công mỹ nghệ, với giá trị nhập khẩu khoảng 56 tỷ USD từ Trung Quốc và các nước khác kể cả ASEAN.

Đây là một phần trong kế hoạch ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính Ấn Độ cho năm 2020-2021 bắt đầu từ ngày 01/2, cùng với các biện pháp kích thích khác để vực dậy sự tăng trưởng kinh tế nước này đang bị chậm lại. Thuế nhập khẩu cao hơn có khả năng đánh cả vào các hàng hóa như bộ sạc điện thoại di động, hóa chất công nghiệp, đèn, đồ gỗ, nến, đồ trang sức và đồ thủ công.

Động thái này có thể tác động mạnh vào các nhà sản xuất điện thoại thông minh vẫn nhập khẩu bộ sạc hoặc các bộ phận khác như động cơ rung và chuông, cùng với các nhà bán lẻ như IKEA khổng lồ. Chính phủ Ấn Độ đã xác định các mặt hàng và quyết định tăng thuế nhập khẩu thêm 5% -10% theo khuyến nghị của một hội đồng các quan chức Bộ Thương mại và Bộ Tài chính. Mục đích là hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, việc tăng thuế nhập khẩu sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất địa phương - bị tấn công bởi hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, ASEAN và các quốc gia khác được hưởng các hiệp định thương mại với Ấn Độ.

Kể từ năm 2014, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã áp đặt một số hạn chế đối với hàng nhập khẩu trong khi cho phép đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào sản xuất, quốc phòng và các lĩnh vực khác. Đảng cầm quyền Bharatiya Janata (BJP) cũng đã yêu cầu chính phủ tăng thuế đối với các mặt hàng không thiết yếu để thúc đẩy sản xuất trong nước. Bộ Thương mại đã tham khảo ý kiến ​​với các ngành hàng trong nước ban đầu lên kế hoạch nhắm mục tiêu hơn 130 mặt hàng chiếm khoảng 100 tỷ USD hàng nhập khẩu, nhưng sau đó, Bộ này đã cắt giảm danh sách này. Chính phủ đang xem xét riêng việc áp dụng "tiêu chuẩn chất lượng" đối với hàng nhập khẩu vì dưới 10% các dòng thuế của Ấn Độ được quy định về tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe và môi trường. Bộ Thương mại cũng đã yêu cầu Bộ Tài chính xem xét Thuế điều chỉnh biên giới (BAT) đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước cũng phải trả thuế như thuế điện và thuế đối với nhiên liệu. Điều này có thể được áp dụng trên bất kỳ mức thuế nào làm tăng thêm chi phí của hàng hóa nhập khẩu.

Tháng 7 năm ngoái, chính phủ Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu đối với hơn 75 mặt hàng, bao gồm cả vàng và phụ tùng ô tô. Nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ, vốn tăng nhanh hơn xuất khẩu trong vài năm qua, đã giảm 8,90% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2019 so với mức của năm trước, so với mức giảm xuất khẩu khoảng 2%. Điều này đã giúp chính quyền Ấn Độ cắt giảm thâm hụt thương mại ở mức 118 tỷ USD trong thời gian tháng 4-12, giảm từ 148 tỷ USD so với một năm trước đó. Mỹ muốn Ấn Độ mua ít nhất 5-6 tỷ USD hàng hóa nông sản Mỹ nếu New Delhi muốn giành lại sự nhượng bộ thương mại quan trọng của Mỹ và ký một thoả thuận rộng hơn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viện dẫn các rào cản thương mại vào năm ngoái khi loại bỏ Ấn Độ khỏi chương trình Hệ thống ưu đãi thuế quan chung (GSP) cho phép áp dụng thuế quan bằng 0 đối với 5,6 tỷ USD xuất khẩu sang Mỹ. Để trả đũa, Ấn Độ đã áp dụng mức thuế cao hơn đối với hơn hai chục sản phẩm của Mỹ.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024