Thứ sáu 22/11/2024 15:09

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Theo Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ, sau thời gian ồ ạt mua dầu giá rẻ từ nước ngoài, gần đây nước này đã bắt đầu giảm nhập khẩu dầu.

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu

Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ cho biết, nước này đã cắt giảm chi tiêu mua dầu 15,9% xuống còn 132,4 tỷ USD trong năm tài chính 2023-2024 (kết thúc vào ngày 31/3) từ mức 157,5 tỷ USD của năm trước, mặc dù khối lượng nhập khẩu không thay đổi.

Theo dữ liệu mới nhất, nhập khẩu dầu của Ấn Độ ở mức 232,5 triệu tấn trong năm tài chính vừa qua. Sản lượng dầu trong nước không tăng và duy trì ở mức 29,4 triệu tấn, dẫn đến sự phụ thuộc vào nhập khẩu tăng lên 87,7% so với 87,4% của năm trước.

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu. Ảnh: AP

Có giai đoạn Ấn Độ đã chi 23,4 tỷ USD để nhập khẩu 48,1 triệu tấn sản phẩm dầu mỏ, bao gồm 13,3 tỷ USD để mua 26,3 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên. Tỷ trọng mua từ nước ngoài chiếm 25,1% trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ trong năm tài chính 2023-2024. Trong khi tỷ trọng xuất khẩu dầu trong tổng xuất khẩu của Ấn Độ giảm từ 14% xuống 12%. Tiêu thụ nhiên liệu ở Ấn Độ tăng 4,6% trong năm tài chính vừa qua lên mức kỷ lục 233,3 triệu tấn.

Trước đó, nhập khẩu dầu thô Nga của Ấn Độ trong tháng 1/2024 đã giảm 35% so với mức đỉnh của năm ngoái, xuống mức thấp nhất một năm.

Theo Bộ trưởng Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ Hardeep Singh Puri, sự sụt giảm này phản ánh nhu cầu phải cung cấp năng lượng với mức giá rẻ nhất cho người dân.

Năm 2023, Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất của Ấn Độ, chiếm khoảng 30% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của quốc gia Nam Á. Mức nhập khẩu đạt đỉnh 1,99 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2023.

Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom vẫn cung cấp khí đốt cho châu Âu quá cảnh qua Ukraine với số lượng 42,4 triệu mét khối/ngày (tính đến ngày 18/4) thông qua trạm đo Sudzha ở vùng Kursk của Nga giáp giới với Ukraine.

Theo đại diện của Gazprom, yêu cầu quá cảnh qua trạm đo Sokhranovka đã bị phía Ukraine từ chối. Trạm Sokhranovka (hay còn gọi là Sokhranivka) là một trong hai địa điểm mà tại đó khí đốt Nga vào Ukraine.

Trước đó, nhà điều hành hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine (GTSOU) đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với việc chấp nhận vận chuyển khí đốt qua trạm đo này và cho biết họ không thể kiểm soát trạm nén Novopskov ở khu vực Lugansk.

Theo giới chức Nga, tuyến đường quá cảnh qua Ukraine vẫn là con đường duy nhất để cung cấp khí đốt của Nga tới các nước Tây và Trung Âu. Việc bơm khí đốt qua đường ống Nord Stream đã hoàn toàn dừng lại.

Kể từ tháng 5/2022, Ukraine đã ngừng nhận trung chuyển khí đốt qua trạm Sokhranovka với lý do trạm này nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga. Tuyến đường ống qua Sokhranovka đã từng vận chuyển hơn 30 triệu m3 khí đốt/ngày.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện