AK-19 của Nga tạo sức hút lớn trong diễn đàn quân sự Army-2023
Công nghiệp quốc phòng 16/08/2023 17:26 Theo dõi Congthuong.vn trên
Doanh nghiệp Việt tiên phong “làm chủ” công nghệ UAV quân sự lưỡng dụng hiện đại Bắc Ninh: Sẽ có sân bay trực thăng, sân bay quân sự cấp 3 |
Tại diễn đàn quốc tế Army-2023 ở Moskva, nhà sản xuất quốc phòng nổi tiếng Kalashnikov của Nga đã giới thiệu với khách hàng súng trường tấn công AK-19, loại vũ khí mới lạ này được được thiết kế với hộp đạn 5,56×45 mm theo chuẩn của NATO.
Súng trường tấn công AK-19 là sự bổ sung mới nhất trong kho vũ khí của Kalashnikov, đây là một biến thể của súng trường AK-12 được sửa đổi để có thể sử dụng cỡ đạn 5,56 mm của phương Tây.
Theo nhà sản xuất, loại vũ khí này chủ yếu nhắm đến các khách hàng quốc tế có lực lượng quân đội đang sử dụng loại súng có cỡ nòng 5,56×45 mm.
AK-19 thể hiện tính năng vượt trội với độ chính xác cao khi bắn, đầu giảm giật của AK-19 cũng được thiết kế lại giúp cho súng có độ giật ít hơn, tăng độ chính xác sau mỗi loạt bắn. Đặc biệt sau khi được chế tạo bằng vật liệu mới, điểm đáng lưu ý của AK-19 là không cháy trong lửa, không chìm trong nước và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
![]() |
AK-19 được giới thiệu tại diễn đàn Army-2023. |
AK-19
AK-19 sử dụng báng gấp giúp tăng độ linh hoạt trong quá trình thao tác sử dụng. Súng có trọng lượng 3,3 kg, chiều dài tổng thể là 875-935 mm, chiều dài nòng súng 415 mm, băng đạn 30 viên, tầm bắn 440 m cùng 3 chế độ bắn - phát một, loạt hai viên và liên thanh.
Đường ray Picatinny được thiết kế trên mặt súng để hỗ trợ lắp đặt các thiết bị phụ kiện như kính ngắm, đèn pin, súng phóng lựu,... Ngoài các tính năng trên, AK-19 còn được trang bị ống ngắm mới, một thiết bị giảm thanh và loa triệt tiêu lửa đầu nòng.
Súng trường tấn công AK-19 cỡ nòng 5,56 mm là mẫu súng xuất khẩu đột phá của Kalashnikov, được thiết kế để sử dụng loại đạn tiêu chuẩn NATO 5,56×45 mm. Nhà sản xuất mô tả mẫu súng này là đỉnh cao của sự phát triển dòng AK. AK-19 vượt trội đáng kể so với những phiên bản tiền nhiệm của nó về thiết kế động lực học, khả năng hoạt động trong cả điều kiện ngày và đêm, độ bền và chính xác cao.
Sự ra đời của AK-19 được hình thành trên cơ sở nâng cấp súng trường tấn công AK-12, loại súng cơ bản trong biên chế của quân đội Nga. AK-12 được cải tiến dựa trên kinh nghiệm hoạt động và phản hồi từ các quân nhân đã sử dụng những mẫu súng AK trước kia.
![]() |
AK-19 trong buổi bắn thử nghiệm. |
Chúng ta biết gì về AK-12?
Để hiểu thêm về AK-19 chúng ta cần làm quen với các tính năng chính của AK-12. Súng trường tấn công AK-12 là vũ khí hiện đại được phát triển bởi công ty Kalashnikov Concern của Nga. Đây là phiên bản mới nhất của dòng AK - loại vũ khí phục vụ trong quân đội Nga từ những năm 1940. AK-12 được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa của Lực lượng Vũ trang Nga và có một số cải tiến so với các phiên bản trước đây.
AK-12 có một số đặc điểm kỹ thuật giúp nó trở thành vũ khí hiệu quả cao. Súng có tầm bắn lên tới 600 mét, với 3 chế độ bắn: bắn phát một, điểm xạ 3 phát một và bắn tự động, băng đạn tiêu chuẩn là 30 viên, được trang bị nhiều phụ kiện khác nhau, như ống ngắm, súng phóng lựu và bộ triệt tiêu âm thanh.
Thân trước của súng đã được thiết kế lại để có thể gắn được những phụ kiện như ống phóng lựu đạn theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc các loại ống phóng lựu của Nga như GP-25 và GP30.
Hệ thống ngắm cơ bản của súng là khe ngắm và đầu ruồi, nhưng cũng có các thanh Picatinny trên thân súng để lắp ống ngắm quang học, ống ngắm ban đêm, đèn laser, nhận dạng mục tiêu và các thiết bị đặc biệt khác.
AK-12 đã chứng tỏ là một loại vũ khí có năng lực cao trong các tình huống chiến đấu. Súng có độ bền cao, dễ sử dụng và tác chiến hiệu quả trong cả phạm vi ngắn và trung bình. AK-12 đã được các lực lượng Nga sử dụng trong một số cuộc xung đột như nội chiến Syria và cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay.
AK-12 cũng đã được xuất khẩu sang một số quốc gia như Kazakhstan và Armenia. Nhìn chung, AK-12 là một vũ khí linh hoạt và hiệu quả cao, đã chứng minh được giá trị thực tế của nó trong nhiều tình huống chiến đấu.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng
Tin cùng chuyên mục

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ: Còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Bài 4: Mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia

Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ

Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Phấn đấu làm chủ công nghệ lõi chế tạo vũ khí công nghệ cao

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

Thực hư bí mật về “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga có nguy cơ rơi vào tay Mỹ

Quân sự thế giới hôm nay (15-2): Malaysia cảnh báo hậu quả từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Xe tăng T-90M là một “con thú”, không phải là một cỗ máy ở Ukraine!
