Thứ năm 26/12/2024 10:41

756 đơn vị, doanh nghiệp tại Nghệ An đang nợ bảo hiểm xã hội hơn 173 tỷ đồng

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm lớn nhất ở Nghệ An là hơn 21 tỷ đồng, ít nhất là hơn 5 triệu đồng, với thời gian nợ, chậm đóng dao động 3-145 tháng.

Người lao động bị thiệt đơn thiệt kép khi bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hộivì ngoài việc không có tiền trang trải cuộc sống, họ cũng không có quyền lợi gì khi ốm đau lại còn khó khăn khi chuyển việc mới.

Nợ dây dưa, khó đòi

Theo danh sách công khai đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề, tính đến 14/2/2023, tại Nghệ An có 756 đơn vị nợ bảo hiểm với số tiền lên tới hơn 173 tỷ đồng.

Trong đó, Doanh nghiệpcó số nợ bảo hiểm lớn nhất là hơn 21 tỷ đồng, ít nhất là hơn 5 triệu đồng. Doanh nghiệp có thời gian bị nợ bảo hiểm thấp nhất là 3 tháng, nhiều nhất là 145 tháng.

Bên trong trụ sở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 24, nơi đang nợ hơn 21,5 tỷ đồng.

Những doanh nghiệp nợ bảo hiểm “khủng” phải kể đến như: Công ty CP Đầu tư và xây dựng 24 (trụ sở tại xã Nghi Phú, TP. Vinh) nợ hơn 21,5 tỷ đồng; Công ty CP 482 (phường Lê Lợi, TP. Vinh) nợ hơn 16,7 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng thủy lợi I (trụ sở tại phường Đông Vĩnh, TP. Vinh) nợ hơn 9,8 tỷ đồng; Công ty CP Nam Thuận (trụ sở tại xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu) nợ hơn 9,1 tỷ đồng.

Công ty CP Xây dựng và thương mại 423 (trụ sở tại phường Quang Trung, TP. Vinh) nợ hơn 7,5 tỷ đồng; Tổng công ty Xây lắp dầu khí Nghệ An (trụ sở tại phường Hưng Bình, TP. Vinh) nợ hơn 5,6 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông 9 (trụ sở tại phường Đông Vĩnh, TP. Vinh) nợ gần 4,5 tỷ đồng…

Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An (địa chỉ tại TP. Vinh) đang nợ hơn 2,6 tỷ đồng bảo hiểm. Tổng công ty xây lắp dầu khí Nghệ An (địa chỉ tại TP. Vinh) nợ hơn 5,6 tỷ đồng tiền bảo hiểm...Công ty CP đầu tư và xây dựng 24 (địa chỉ TP. Vinh) nợ hơn 21,5 tỷ đồng tiền bảo hiểm. Đây cũng là doanh nghiệp có số nợ bảo hiểm nhiều nhất tỉnh Nghệ An, tính đến hết tháng 1/2023.

Cuộc sống của người lao động đã khó khăn vì dịch bệnh liên tiếp, giờ càng thêm khó. Sinh hoạt của 4 người trong gia đình đều trông chờ vào đồng lương của anh Nguyễn Xuân Hoà (P. Vinh Tân- TP. Vinh). Nhiều tháng nay, anh không đảm nhận được vai trò này vì công ty đã ít việc là còn nợ lương. Anh muốn bỏ việc đi nơi khác nhưng đã bị một số nơi từ chối vì công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Bị nợ 3 tháng lương và hơn 7 năm bảo hiểm xã hội, chị Nguyễn Thị Hường (P. Trường Thi - TP. Vinh) đã quyết định thôi việc từ cuối năm 2022, sau gần 10 năm gắn bó với một công ty xây dựng tại TP. Vinh. 42 tuổi, giờ đây, chị Hường khó có thể xin được công việc mới, chưa kể nỗi lo khi tuổi già không có lương hưu.

Khi công ty không trả được lương cũng đồng nghĩa với việc nợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Người lao động bị thiệt đơn thiệt kép vì ngoài việc không có tiền trang trải cuộc sống, họ cũng không có quyền lợi gì khi ốm đau lại còn khó khăn khi chuyển việc mới.

Hàng tháng, nhiều công ty vẫn khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nhưng không nộp. Người lao động không biết điều này cho tới khi cần giải quyết chế độ hoặc chốt sổ nghỉ việc, chuyển việc. Thậm chí thời gian qua, có một số chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn trong khi còn nợ người lao động hàng tỷ đồng tiền lương, chính quyền đã phải vào cuộc trích ngân sách hỗ trợ người lao động.

Tình trạng nợ bảo hiểm xã hội kéo dài của các đơn vị, chủ yếu là doanh nghiệp không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Gian nan đòi nợ bảo hiểm

Theo bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, đơn vị này đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhưng linh hoạt các biện pháp đôn đốc thu bảo hiểm. Ngoài việc thông báo nợ đến các đơn vị định kỳ 15 ngày/lần, bảo hiểm xã hội Nghệ An đăng tải danh sách đơn vị nợ đóng bảo hiểm trên website của cơ quan bảo hiểm xã hội Nghệ An, tổ chức đôn đốc thu nợ trực tiếp tại các đơn vị hoặc mời đơn vị đến trụ sở cơ quan bảo hiểm...

Cán bộ BHXH Nghệ An tuyên truyền chính sách bảo hiểm đến người lao động.

Cùng với thực hiện thanh tra chuyên ngành đột xuất tại các đơn vị nợ, cơ quan bảo hiểm xã hội Nghệ An phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Nghệ An làm việc trực tiếp với các đơn vị nợ kéo dài.

Trong năm 2022, đoàn liên ngành đã làm việc với hơn 160 đơn vị nợ có số nợ cao, thời gian nợ kéo dài…; thực hiện thanh tra chuyên ngành đột xuất tại hơn 300 đơn vị, thu hồi hơn 81 tỷ đồng tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN tại các đơn vị sử dụng lao động.

Tuy nhiên, công tác đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có số nợ lớn gặp nhiều khó khăn.

Về vấn đề này, đại diện Phòng Quản lý thu bảo hiểm xã hội Nghệ An phân tích: Một số doanh nghiệp khi thực hiện tái cơ cấu, chuyển đổi hình thức sở hữu, nhưng không xử lý dứt điểm các khoản nợ. Mặc dù cơ quan bảo hiểm xã hội đã trực tiếp đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần, cơ quan chức năng ban hành các quyết định xử phạt hành chính, cưỡng chế qua tài khoản ngân hàng nhưng doanh nghiệp không thanh toán dẫn đến số nợ ngày càng lớn và khó có khả năng thanh toán dứt điểm.

Cùng với đó, vướng mắc trong việc Công đoàn khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, do chưa có sự đồng nhất giữa các quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Bộ Luật Lao động, Luật Tố tụng dân sự... Cụ thể, có luật quy định công đoàn cơ sở được khởi kiện, có luật quy định phải có chữ ký ủy quyền của từng người lao động, trong khi đó có những doanh nghiệp có tới hàng vạn lao động, thực tế cũng rất ít người lao động khởi kiện doanh nghiệp.

Bởi vậy, phía bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện trong tố tụng để tạo cơ sở cho tổ chức công đoàn cấp trên đại diện cho người lao động khởi kiện doanh nghiệp đòi nợ bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội phù hợp với tính chất và mức độ nghiêm trọng của lĩnh vực. Thực tế hiện nay mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội vẫn còn thấp, chưa phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và quy mô của việc sử dụng lao động tại doanh nghiệp.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại