Dự kiến, sẽ có 3.111 sổ bảo hiểm xã hội, 8.891 thẻ bảo hiểm y tế trao tặng người dân có hoàn cảnh khó khăn, trong đó ưu tiên người thuộc đồng bào dân tộc sinh sống tại vùng 1 hoặc người mới thoát nghèo tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trải qua 27 năm xây dựng và phát triển, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự cố gắng nỗ lực của tập thể công chức, viên chức toàn ngành qua nhiều thế hệ, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, từng bước khẳng định chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là một trụ cột chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội.
Từ ngày 17-20/1/2022, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triển khai Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, trao quà - mang Tết ấm đến với người nghèo Xuân Nhâm Dần 2022” ở 63 tỉnh, thành nhằm sẻ chia, lan tỏa tình yêu thương để Tết ấm sẽ về với người dân còn khó khăn trên mọi miền đất nước.
Ngày 21/01, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam và Bộ Công an đã tổ chứcký kết Quy chế trực tuyến về phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Ngày 15/1/2022, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức chương trình “Tặng thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, trao quà - mang Tết ấm đến người nghèo Xuân Nhâm Dần 2022” cho các hộ nghèo, khó khăn tại 2 xã Trường Xuân, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Năm 2021 đi qua với biết bao biến động, nhưng cũng là năm để lại nhiều dấu ấn quan trọng đối với ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong thực hiện thắng lợi mục tiêu kép. Đó là vừa hoàn thành các nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn, thách thức, vừa thực hiện thành công, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Từ ngày 1/1/2022, theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng/tháng, nên mức Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 cũng tăng theo.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2021/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng, ngày 5/1/2022, BHXH Việt Nam thông báo cho biết, dự kiến, cả nước có khoảng 2.966.645 người sẽ được tăng lương hưu, trợ cấp.
Năm 2021, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt kinh tế - xã hội của nước ta. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bao hiểm thất nghiệp của ngành Bảo hiểm Xã hội gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, đến nay chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò trụ cột trong các chính sách an sinh xã hội.
Kể từ ngày 1/1/2022, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đề nghị các địa phương triển khai việc rà soát, kịp thời lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc diện chính sách chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tính đến hết ngày 3/12/2021, cả nước có 19,71 triệu học sinh, sinh viên (HSSV), trong đó, số đã tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là 18,79 triệu em, đạt tỷ lệ 95,4%.
Đúng 15 giờ 50 phút (giờ địa phương) ngày 12/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới sân bay Incheon, thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Park Byeong Seug.
Hiện, tỉnh Nghệ An đã có hơn 172.000 lao động nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, với số tiền chi trả hơn 380 tỷ đồng. Đến thời điểm này Bảo hiểm Xã hội tỉnh Nghệ An đã cơ bản hoàn thành gói hỗ trợ người lao động.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Nghệ An, hiện số người lĩnh BHXH một lần tăng 2,96 % so với cùng kỳ năm 2020. Đây là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động mà còn tác động lâu dài tới kinh tế - xã hội. Vì vậy, theo khuyến cáo của BHXH với số tiền được nhận sẽ giải quyết được khó khăn trước mắt nhưng sẽ gây thiệt thòi cho người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu.
Lợi dụng việc ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), gần đây đã xuất hiện nhiều đầu số lừa đảo người dân về việc nhận hỗ trợ từ Quỹ BHTN để chiếm đoạt tiền trong tài khoản cá nhân của người dân.
Hội nghị trực tuyến Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (Hội nghị ASSA) lần thứ 38 với chủ đề “Bảo trợ xã hội trước những thách thức từ số hóa và bất ổn về kinh tế” đã khai mạc ngày 25/11/2021.
Tính đến hết ngày 23/11/2021, cơ quan bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã giải quyết hỗ trợ cho 12.154.979 lao động, trong đó có 11.302.971 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 852.008 người đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, với tổng số tiền hỗ trợ là 28,86 nghìn tỷ đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW (Nghị quyết số 28) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), cho đến nay, Bộ Công Thương đã nghiên cứu ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, cũng như phối hợp tham gia với các Bộ, ngành xây dựng, ban hành văn bản hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp…
Để tạo điều kiện giúp người lao động và người sử dụng lao động sớm được nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ một cách thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.Hồ Chí Minh đã khai thác triệt để việc sử dụng các hình thức giao dịch trực tuyến với các bước thực hiện đơn giản, tiện lợi.