71 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương- Xứng danh bộ kinh tế đa ngành

Ngày 14/5/2022, ngành Công Thương tròn 71 năm hình thành và phát triển với những cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và đổi mới đất nước.

Dòng chảy lịch sử của ngành Công Thương có những thời khắc không thể nào quên. Sự có mặt của Bộ Kinh tế quốc gia- bộ tiền thân của của Bộ Công Thương- ngay trong tổ chức bộ máy của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nét hết sức độc đáo, minh chứng cho tầm nhìn xa của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chủ động phát huy và động viên nhân tài và vật lực để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Theo đó, ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra tuyên cáo về Nội các thống nhất quốc gia, trong đó có Bộ Kinh tế quốc gia. Bộ Kinh tế quốc gia bao gồm nhiều ngành kinh tế, trong đó có các chuyên ngành công nghiệp và thương mại Việt Nam.

71 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương- Xứng danh bộ kinh tế đa ngành

Ngày 14 /5/1951, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ký Sắc lệnh số 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Sự kiện này đã chính thức mở ra những trang sử vẻ vang của ngành Công Thương.

Năm 1955, Bộ Công Thương tách ra thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp. Năm 1958 Bộ Thương nghiệp tách ra thành Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương. Năm 1960 Bộ Công nghiệp tách thành Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng tách thành các Bộ Cơ khí và Luyện kim, Bộ Điện và Than và Tổng cục Hóa chất. Năm 1981, Bộ Điện và Than tách thành Bộ Mỏ và Than và Bộ Điện lực, đến năm 1987 lại nhập thành Bộ Năng lượng.

71 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương- Xứng danh bộ kinh tế đa ngành
Ngành Công Thương luôn đóng vai trò ngành sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội

Năm 1988, Bộ Ngoại thương hợp nhất với một bộ phận của Ủy ban hợp tác kinh tế văn hóa với Lào và Campuchia thành Bộ Kinh tế đối ngoại. Năm 1990 Bộ Công nghiệp nặng được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Cơ khí và Luyện kim, Tổng cục Mỏ và Địa chất, Tổng cục Hoá chất, Tổng cục Dầu khí, Tổng cục Điện tử và Tin học. Năm 1990 Bộ Thương nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội Thương, Bộ Vật tư và Bộ Kinh tế đối ngoại và năm 1991 đổi tên thành Bộ Thương mại và Du lịch. Đến năm 1992, Bộ Thương mại và Du lịch được đổi tên thành Bộ Thương mại. Năm 1995, Bộ Công nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ và Bộ Năng lượng.

Ngày 31/7/2007, Quốc hội khóa XII thông qua Nghị quyết số 01/2007/QH12 hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương hiện nay.

Ngày 2/10/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1418/QĐ-TTg lấy ngày 14 tháng 5 hàng năm là “Ngày truyền thống của Ngành Công Thương Việt Nam”. Quyết định quan trọng này nhằm phát huy vai trò và truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam, động viên cán bộ, công nhân của ngành đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Như vậy đến nay, Ngành Công Thương Việt Nam đã trải qua 71 năm hình thành và phát triển cũng như có những đóng góp to lớn đối với đất nước. Có thể khẳng định, mỗi thành công của cách mạng Việt Nam đều mang đậm dấu ấn thành tích của ngành Công Thương Việt Nam qua các thời kỳ.

Trải qua 71 năm phấn đấu liên tục, các thế hệ cán bộ công nhân viên chức và lao động ngành Công Thương đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, ngành Công Thương luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, quản lý bao trùm nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển, hội nhập quốc tế của đất nước cũng như chăm lo đời sống cho nhân dân.

71 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương- Xứng danh bộ kinh tế đa ngành
Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu mới cao hơn cho phát triển

71 năm qua, hòa cùng dòng chảy của lịch sử, đáp ứng từng giai đoạn phát triển của đất nước, Bộ Công Thương đã trải qua nhiều lần tách – nhập bộ máy. Nhưng, dù ở bất cứ giai đoạn nào, với tên gọi có thể không giống nhau, Công Thương vẫn là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Bối cảnh phát triển mới đặt ra cho ngành Công Thương những cơ hội để cơ cấu lại ngành, tập trung vào các vấn đề về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của ngành; tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để số hóa, công nghệ hóa phương thức sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo… Phát triển năng lượng bền vững, năng lượng tái tạo xanh, sạch; tận dụng tốt cơ hội của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do quan trọng đã ký kết để mở rộng, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu; phát triển thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả khu vực thị trường gần 100 triệu dân. Đổi mới, hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp.

Thực hiện được những mục tiêu này cũng chính là cách tốt nhất để thế hệ người Công Thương hôm nay tri ân những thế hệ đi trước cũng như khẳng định trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân trên lộ trình phát triển mới của đất nước với những tầm nhìn đến 2030, đến 2045.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Armenia tiếp tục tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại - đầu tư...
Nhân sự 1/4: Thiếu tướng Công an nhận nhiệm vụ tại Quốc hội; các địa phương sắp xếp cơ quan báo chí

Nhân sự 1/4: Thiếu tướng Công an nhận nhiệm vụ tại Quốc hội; các địa phương sắp xếp cơ quan báo chí

Về thông tin nhân sự ngày 1/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội.
Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, gửi thông điệp mạnh mẽ về một quốc gia chủ động, minh bạch và kiến tạo luật chơi toàn cầu.
Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.

Tin cùng chuyên mục

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Nhà vua Bỉ Philippe khẳng định, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có lợi cho cả hai nước và phía Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này.
Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề quan trọng đang được đặt ra là sáp nhập các tỉnh thế nào để tỉnh mới phát huy được thế mạnh và phát triển sau sắp xếp.
Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định rõ thẩm quyền của từng cấp chính quyền trong bối cảnh sắp xếp bộ máy hành chính.
Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Đối với các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy,… các bộ, ngành cần trình Chính phủ trước ngày 6/4.
Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Bỉ mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm với Việt Nam

Nhà vua Bỉ bày tỏ mong muốn doanh nghiệp nước này đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, khoáng sản quý hiếm, xử lý nước thải...
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe

Sáng 1/4, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Theo Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15, phê chuẩn ông Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Thủ tướng:  Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng: Nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn, ưu đãi thị thực

Thủ tướng nhấn mạnh việc nghiên cứu, mở rộng chính sách miễn thị thực, ưu đãi thị thực, sửa đổi quy định về quốc tịch để phù hợp tình hình hiện nay.
Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Ông Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử

Chiều 31/3, Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, đồng chí Nguyễn Hoàng Nhật giữ chức Phó Trưởng Ban Nhân Dân điện tử.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét nội dung phục vụ sắp xếp bộ máy

Theo Chủ tịch Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội dự kiến khai mạc vào 5/5/2025

Chiều 31/3/2025, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ

Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.
Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Báo chí nước ngoài nhận định, Việt Nam đang khẳng định vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế nhờ sự trỗi dậy mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế và đổi mới.
Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Báo chí nước ngoài lạc quan về kinh tế Việt Nam

Theo Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại, trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài nhận định tích cực, lạc quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.
Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thu hút tài năng, giúp bộ máy vận hành hiệu quả.
Thủ tướng chốt hạn xử lý 1.533 dự án vướng mắc

Thủ tướng chốt hạn xử lý 1.533 dự án vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, các thủ tục để xử lý cho những dự án vướng mắc phải cố gắng hoàn thành trước ngày 30/5.
Sáp nhập tỉnh: ‘Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng’

Sáp nhập tỉnh: ‘Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng’

Nhà báo Nguyễn Bắc Văn cho rằng, để hiện thực hóa chủ trương sáp nhập tỉnh, việc đầu tiên cần làm đó là thực hiện công tác tư tưởng để mọi người thông suốt.
Bộ Quốc phòng sáp nhập 2 viện nghiên cứu

Bộ Quốc phòng sáp nhập 2 viện nghiên cứu

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định sáp nhập Viện Lịch sử quân sự vào Viện Chiến lược quốc phòng, tổ chức thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động