Thứ bảy 21/12/2024 09:27

5 bài học về đối ngoại, ngoại giao kinh tế từ Hiệp định Geneva

Ngày 19/7, Bộ Ngoại giao phối hợp với tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”.

Sáng 19/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam".

Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, các đồng chí Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao, các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, đại diện gia đình các thành viên Đoàn đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định Geneva .

Hội thảo “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” nhằm nêu bật tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của Hiệp định Geneva đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới; đồng thời, đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đây cũng là dịp để các đại biểu ghi nhận và tôn vinh những đóng góp to lớn của ngành ngoại giao Việt Nam, trong đó có công lao của những nhân chứng lịch sử, những người đã đàm phán, ký kết và đem đến thắng lợi của Hội nghị Geneva, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và các vị lãnh đạo đến dự Hội thảo khoa học "70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam". Ảnh: Bộ Ngoại giao

Cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, cách đây đúng 70 năm, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Geneva (Thụy Sỹ) và trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Trong lần tham dự đầu tiên này, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, bản lĩnh, trí lực của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến; có ý chí quật cường bảo vệ nền độc lập; thấm đượm tinh hoa văn hoá dân tộc và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng chia sẻ, nghiên cứu về Hội nghị Geneva luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà chính trị, ngoại giao, quân sự và các nhà nghiên cứu lịch sử ở trong nước và ngoài nước trong suốt 70 năm qua. Nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học về Hiệp định Geneva đã được tổ chức, và mỗi hội thảo, toạ đàm lại giúp chúng ta có thêm góc nhìn mới, phát hiện mới, kết quả nghiên cứu mới, có giá trị về Hiệp định Geneva.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo khoa học "70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam". Ảnh: Bộ Ngoại giao

Cũng theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại, thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này, cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Việc đúc kết các bài học lịch sử từ quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva 1954 có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần phục vụ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, phương pháp luận cho đối ngoại và ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh cũng như xây dựng, hoàn thiện và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng trong các giai đoạn phát triển mới của đất nước.

5 bài học đối ngoại lớn

Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, cho rằng, 70 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên giá trị với những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu, phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật đối ngoại, sự trưởng thành và những đóng góp to lớn của nền ngoại giao Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; toả sáng ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Đó là các bài học:

Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi của Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành được tại Hội nghị Geneva là kết quả của đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, đường lối đối ngoại đúng đắn dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.

Ba là, giữ vững độc lập, tự chủ; bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên hết và trước hết. Đây là bài học mang tính nguyên tắc của nền ngoại giao Việt Nam, được thực hành, vận dụng sáng tạo bởi những nhà ngoại giao xuất sắc trong thời đại Hồ Chí Minh, xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu định hướng Hội thảo khoa học. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Bốn là quán triệt sâu sắc phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Geneva cho thấy, nguyên tắc bất biến là giữ vững độc lập, tự chủ, kiên trì đấu tranh cho một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất trọn vẹn; ứng vạn biến là mềm dẻo, linh hoạt về sách lược trong những tình huống cụ thể để giành thắng lợi từng bước, từng bộ phận để đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Năm là, phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giương cao ngọn cờ chính nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi trên bàn đàm phán tại Hội nghị Geneva là chiến thắng của sức mạnh vĩ đại của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, với sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có cả nhân dân tiến bộ Pháp và các nước thuộc địa.

Trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Geneva, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn coi trọng công tác tuyên truyền và tranh thủ dư luận quốc tế nhằm nêu cao lập trường chính nghĩa, vì hòa bình, hợp tác và tiến bộ của nhân loại; thể hiện thái độ thiện chí và khát vọng độc lập của nhân dân Việt Nam, vạch trần âm mưu phá hoại Hội nghị, kéo dài đàm phán của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Bài học kinh nghiệm sâu sắc trong đấu tranh dư luận ở Hội nghị Geneva đã được đúc rút và phát huy trong quá trình đàm phán tại Hội nghị Paris, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Phát huy truyền thống của dân tộc và những bài học quý báu của cách mạng Việt Nam, ngày nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm “dân là gốc”, phát huy sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nhấn mạnh: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng phê chuẩn ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn phòng Trung ương Đảng phải là ‘túi khôn’ của Đảng

Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 khẳng định vai trò Việt Nam trong hợp tác quốc phòng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ án đốt gây cháy quán cà phê tại Hà Nội

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư tại Việt Nam

Quan hệ song phương Việt Nam - Lào là 'đặc biệt của đặc biệt'