Thứ hai 23/12/2024 10:00

400 đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) sẽ diễn ra trong 2 ngày 11, 12/10, tại Hà Nội.

Đại hội triệu tập 400 đại biểu chính thức gồm những linh mục, tu sỹ và giáo dân đại diện cho đồng bào công giáo cả nước. Dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số ban, ngành và tôn giáo bạn.

Đại hội đại biểu Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2018-2023). (nguồn ảnh Internet)

Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023; tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm; đồng thời xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cho phong trào thi đua yêu nướctrong đồng bào công giáo giai đoạn 2023 - 2028; tiếp tục xây dựng, phát triển tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường sự gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của đồng bào công giáo.

Đại hội hiệp thương cử các vị linh mục, nữ tu và giáo dân có đủ năng lực, uy tín, điều kiện để tham gia Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2023-2028); biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ qua; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước sống "tốt đời, đẹp đạo", trọng tâm thực hiện các nội dung phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo" do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động.

Theo Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, trong nhiệm kỳ vừa qua, đời sống vật chất của đồng bào công giáo không ngừng được cải thiện, bộ mặt các giáo xứ, họ đạo ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Nổi bật trong đó phải kể đến phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo của đồng bào công giáo đã phát triển rộng khắp. Trong đó, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đã phát huy hiệu quả, các mô hình tập trung chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, phát triển sản xuất để nâng cao giá trị và sản lượng hàng hóa; phát triển ngành nghề truyền thống với quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.

Nhiều doanh nghiệp do người công giáo làm chủ đã đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất kinh doanh và khẳng định được trên thị trường, từ đó góp phần tạo công ăn việc làm và tham gia hoạt động từ thiện…

Trong hoạt động từ thiện nhân đạo, đại diện Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam cho rằng, đây là nét đẹp truyền thống của đồng bào công giáo thể hiện qua những việc làm thường xuyên như: Mở lớp tình thương dạy chữ, dạy nghề miễn phí cho trẻ em lang thang, khuyết tật; chăm sóc bệnh nhân AIDS; quyên góp tiền mổ mắt, mổ tim cho người nghèo; xây cầu phục vụ dân sinh; xóa nhà tạm và hỗ trợ vốn cho hộ nghèo phát triển sản xuất; ủng hộ người dân bị thiên tai.

Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội chữ thập đỏ ở địa phương, nhiều linh mục, dòng tu đã mời gọi các y, bác sĩ ở bệnh viện tuyến Trung ương về khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại các giáo xứ, không phân biệt lương, giáo.

Tổng số kinh phí tham gia ủng hộ các quỹ của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh, thành phố 5 năm (2017 - 2022): Quỹ "Vì biển đảo Việt Nam", "Vì người nghèo", "Đền ơn đáp nghĩa", "Xây nhà đại đoàn kết"... tổng cộng quy đổi thành tiền khoảng 2013 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các dòng tu đã tổ chức và điều hành lớp học tình thương để nuôi dạy các cháu khiếm thính, khiếm thị, em mồ côi. Các trường dạy nghề cũng được tu sỹ, linh mục đặc biệt quan tâm. Một số cơ sở hội dòng mở lớp lưu trú cho học sinh, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho các em có cơ hội được học hành...

Ngoài ra, công đoàn giáo dân còn cùng nhau có trách nhiệm chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, trong đó có Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo... cùng nhau xây dựng và thực hiện tốt các nội quy, quy ước, hương ước nhằm thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân với xã hội, làm tròn bổn phận của cộng đoàn giáo dân với Giáo hội.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp