Thứ năm 14/11/2024 05:47

40 tuyến đường và 5 cầu ở TP. Đông Hà sẽ có những tên gì?

Cơ quan chức năng TP. Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đang xem xét đặt tên cho 40 con đường và 5 cây cầu trên các trục giao thông qua sông thuộc nội thành TP. Đông Hà.

Ngày 7/10, tin từ UBND TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương này vừa ban hành đề án đặt tên đường, cầu và điều chỉnh điểm đầu, điểm cuối một số tuyến đường.

Theo đó, đề án này tập trung nghiên cứu lựa chọn đặt tên 40 tuyến đường và 5 cây cầu trên các trục giao thông qua sông thuộc nội thành TP. Đông Hà để đặt tên; điều chỉnh điểm đầu, điểm cuối 8 tuyến đường đã có tên phù hợp với quy mô, thực tế của TP. Đông Hà hiện nay.

Tên được lựa chọn để đặt tên đường, cầu là tên các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân tiêu biểu quốc gia và địa phương.

Cụ thể, đoạn đường nối đường Trần Thánh Tông đến đường dọc kênh N2 của khu dân cư Đặng Dung, thuộc phường 2, chiều dài 480m, được đặt tên là Vạn Hạnh.

2 đoạn đường nối đường Trần Thánh Tông đến tuyến 1, khu dân cư Đặng Dung, thuộc Phường 2 có chiều dài lần lượt là 200m và 220m được đặt tên là Phạm Thận Duật và Hoàng Kế Viêm.

Đoạn đường nối tuyến 3 khu dân cư Đặng Dung đến đường dọc kênh N2 thuộc khu dân cư Đặng Dung, phường 2, chiều dài 200m đặt tên Bùi Viện.

Đoạn đường nối đường dọc kênh N2 đến đường nội bộ khu dân cư Cồn Cỏ, thuộc khu dân cư Cồn Cỏ, phường 2, chiều dài 260m, mặt cắt hiện trạng 13m, mặt cắt quy hoạch 13m được đặt tên Đặng Xuân Bảng.

Quảng Trị đang xem xét đặt tên cho 40 con đường và 5 cây cầu trên các trục giao thông qua sông thuộc nội thành TP. Đông Hà. Ảnh: Hoàng An

Đoạn đường nối đường Trần Hưng Đạo đến đường nội bộ khu dân cư phía đông đường Thành Cổ, thuộc khu dân cư phía đông đường Thành Cổ, phường 3, chiều dài 380m được đặt tên Lý Nhân Tông.

Đoạn đường nối đường Thành Cổ đến tuyến 1 khu dân cư phía đông đường Thành Cổ, thuộc khu dân cư phía đông đường Thành Cổ, phường 3, chiều dài 200m dự kiến có tên Nguyễn Phúc Khoát.

Đoạn đường nối tuyến 2 đến tuyến 1 khu dân cư phía đông đường Thành Cổ, thuộc khu dân cư phía đông đường Thành Cổ, phường 3, chiều dài 300m được đặt tên Nguyễn Phúc Chu.

Đoạn đường nối đường Lê Thánh Tông đến đường Trần Bình Trọng, thuộc khu tái định cư đường Trần Bình Trọng, phường 3, chiều dài 450m được đặt tên Thành Thái.

2 đoạn đường nối đường Khóa Bảo đến đường Trần Bình Trọng, phường 3, mỗi đoạn dài 400m, đặt tên Nguyễn Quý Đức và Lê Văn Duyệt.

2 đoạn đường nối tuyến 5 khu dân cư phía tây đường Khóa Bảo đến đường nội bộ khu dân cư phía tây đường Khóa Bảo, phường 3, mỗi đoạn dài lần lượt 250m và 200m, đặt tên Lâm Hoằng và Lê Quang Định.

Đoạn đường nối đường Nguyễn Du đến kiệt đường Nguyên Hồng, khu phố 8, phường 5, chiều dài 410m đặt tên Lê Đức Thọ.

Đoạn đường nối kiệt 82 Nguyễn Du đến đường Lê Thánh Tông, phường 5, chiều dài 376m có tên Nguyễn Thiếp.

Đoạn đường nối kiệt 82 Nguyễn Du (khu phố 8) đến đường Nguyên Hồng, phường 5, chiều dài 240m dự kiến lấy tên Lê Trinh.

Đoạn đường nối đường Đặng Thí đến đường Nguyễn Văn Cừ, phường Đông Lương, chiều dài 270m được đặt tên Lương Nghĩa Dũng.

4 đoạn đường nối đường Trịnh Hoài Đức đến đường Thoại Ngọc Hầu, phường Đông Lương, mỗi đoạn dài 200m, được đặt tên đường là Nguyễn Bình, Nguyễn Phong Sắc, Phó Đức Chính và Phùng Chí Kiên.

2 đoạn đường nối đường Nguyễn Hữu Khiếu đến đường Điện Biên Phủ, phường Đông Lương, chiều dài lần lượt là 280m và 250m, đặt tên Hoàng Văn Thái và Nguyễn Thị Minh Khai.

Đoạn đường nối đường Lê Lợi đến đường khu vực Khu đô thị Vincom, phường Đông Lương đặt tên là Khúc Thừa Dụ.

Đoạn đường nối đường Nguyễn Sinh Sắc đến đường Trần Thị Tâm, phường Đông Lương được đặt tên Dương Quảng Hàm

4 đoạn đường nối đường Trần Thị Tâm đến đường Lê Văn Lương, phường Đông Lương, mỗi đoạn 200m, lấy tên đường là Đào Duy Tùng, Đặng Văn Ngữ, Thích Quảng Đức, Tô Vĩnh Diện.

Đoạn đường nối đường Lê Thế Tiết đến đường Hàn Thuyên, phường Đông Lễ, chiều dài 1.500m được đặt tên Nguyễn Trung Ngạn.

Đoạn đường nối đường Lý Thường Kiệt đến đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Đông Lễ, dài 230m dự kiến có tên Trần Xuân Soạn.

Đoạn đường nối đường Thanh Niên đến đường Trần Nguyên Hãn, dài 450m, phường Đông Giang lấy tên Vạn Xuân.

Đoạn đường nối đường Thanh Niên đến đường quy hoạch (QH) vùng trồng hoa chậu tập trung, thuộc khu dân cư đường Thanh Niên, phường Đông Giang lấy tên Nam Bộ.

Đoạn đường nối đường Thanh Niên đến đường QH vùng trồng hoa chậu tập trung, thuộc khu dân cư đường Thanh Niên (giai đoạn 3), phường Đông Giang, chiều dài 220m lấy tên Nguyễn Hữu Ba.

Đoạn đường nối đường Thanh Niên đến đường QH vùng trồng hoa chậu tập trung, thuộc khu dân cư đường Thanh Niên (giai đoạn 2), phường Đông Giang, chiều dài 220m có tên Ngô Tất Tố.

2 đoạn đường nối tuyến 3 khu cơ sở hạ tầng Thanh niên mở rộng đến đường QH thuộc khu cơ sở hạ tầng Thanh niên mở rộng, phường Đông Giang có chiều dài lần lượt là 680m và 600m, lấy tên Mai Chiếm Cương và Phạm Huy Thông.

Đoạn đường nối đường Thanh Niên đến đường QH thuộc khu cơ sở hạ tầng Thanh niên mở rộng, phường Đông Giang, chiều dài 200m được đặt tên Vũ Trọng Phụng.

Đoạn đường nối đường Hoàng Diệu đến đường Quốc lộ 1A thuộc khu cơ sở hạ tầng Thanh niên mở rộng, dài 250m, phường Đông Giang được đặt tên Thế Lữ.

Đoạn đường nối đường Hoàng Diệu đến đường Trần Khánh Dư thuộc khu cơ sở hạ tầng KP7, phường Đông Thanh, chiều dài 300m được đặt tên Trần Quốc Vượng.

Cầu dây văng bắc qua sông Hiếu nối Khu đô thị Bắc Sông Hiếu với trung tâm TP. Đông Hà, chiều dài 200m, kết cấu kỹ thuật dây văng, giữa có tháp mô phỏng hình búp sen (đưa vào sử dụng năm 2023).

Dự kiến, cây cầu này có tên An Lạc. An Lạc là Tổng An Lạc thuộc Đông Hà vào thời các Chúa Nguyễn. Tên An Lạc còn có ý nghĩa về cầu mong sự an lành, an cư lạc nghiệp cho vùng đất.

Cầu - đập ngăn mặn sông Hiếu nối Khu đô thị Bắc Sông Hiếu với trung tâm TP.Đông Hà, chiều dài 351,65m, kết cấu kỹ thuật bê tông cốt thép gắn với đập ngăn mặn (đưa vào sử dụng năm 2022).

Theo đề án, cây cầu này có tên 28 tháng 4. Vào 15h ngày 28/4/1972, toàn bộ các cứ điểm và lực lượng quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở Đông Hà bị quân giải phóng tiêu diệt hoàn toàn. Đông Hà được hoàn toàn giải phóng, kết thúc gần 20 năm đấu tranh kiên cường, anh dũng và hy sinh của quân và dân Đông Hà - Quảng Trị trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cầu bắc qua sông Hiếu trên đường tránh TP.Đông Hà, chiều dài 282,1m; đưa vào sử dụng năm 2020.

Cầu này dự kiến có tên Bạch Đằng. Bạch Đằng là tên một nhánh thuộc hệ sông Hồng và sông Thái Bình đổ ra cửa Nam Triệu, nơi diễn ra ba lần đánh thắng quân xâm lược phương Bắc trong lịch sử nước ta: Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, năm 981 Lê Hoàn đánh thắng quân Tống, năm 1288 Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên. "Bạch Đằng trên sông Hiếu" còn là tên của một chiến công của quân và dân Quảng Trị năm 1968.

Cầu bắc qua sông Hiếu, tên gọi chưa chính thức là cầu Sông Hiếu, chiều dài 193,15m; đưa vào sử dụng năm 2018.

Dự kiến tên cầu là Sông Hiếu. Sông Hiếu là con sông bắt nguồn từ trên núi rừng Trường Sơn, nơi đồng bào dân tộc ít người: Pa-Kô và Vân Kiều sinh sống, chảy qua vùng đồng bằng, cuối cùng đổ ra biển Đông. Là nơi ghi dấu của những đánh trận lịch sử, những chiến công của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Cầu bắc qua sông Hiếu, tên gọi từ trước đến nay là Cầu Đông Hà, chiều dài 171m, đưa vào sử dụng năm 1994. Tên cầu này được giữ nguyên. Cầu Đông Hà được người Pháp cho xây dựng đầu tiên vào năm 1923 trên đường Thuộc địa số 1 (Quốc lộ 1 nay), bắc qua sông Hiếu nối làng An Lạc với Tây Trì, dài 154,50m và mang tên này từ đó đến nay.

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông qua và quyết định, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương sẽ gắn biển tên đường, tên cầu; đồng thời tuyên truyền, phổ biến việc đặt tên đường, cầu; làm rõ ý nghĩa sự kiện lịch sử, giá trị di tích, danh lam thắng cảnh, công trạng của danh nhân đã được chọn đặt tên đường, tên cầu để mọi người dân được biết.

Kiến Giang
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Trị

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Phát động Giải báo chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5

Cần Thơ: Phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Quảng Ngãi: Gió lốc làm tốc mái hàng chục ngôi nhà ở thị xã Đức Phổ

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Gia Lai: Ngầm tràn ngập do mưa lớn kéo dài khiến 200 hộ dân bị cô lập

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê-Depot

Thái Bình: 4 nhân sự lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới

Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)

Ban Bí thư kỉ luật cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình Nguyễn Viết Hiển

Quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Quảng Ninh: Đề xuất chiến lược mở cửa rộng rãi cho du khách tham quan vịnh Bái Tử Long

Hà Giang công bố tân Trưởng ban, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Lai Châu: 5.800 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Cà Mau: Khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Đẩy nhanh công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát cho dân

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Quảng Ninh: Đảm bảo an sinh xã hội toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau