Thứ ba 19/11/2024 01:18

4 ưu tiên trong chính sách của Tân tổng thống Mỹ Joe Biden

Ông Joe Biden đã chính thức trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46 sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1 theo giờ địa phương. Chờ đợi vị tổng thống già nhất trong lịch sử nước Mỹ này là những thách thức kinh tế - xã hội chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra. Ông Biden được cho là sẽ dành những tháng đầu tiên để giải quyết những vấn đề này.

Tuần trước, Joe Biden đề xuất gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD và hứa hẹn sẽ có một đợt kích thích kinh tế tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển, các sáng kiến thân thiện với môi trường,.... Đây là một phần kế hoạch tham vọng mang tính lịch sử của ông để đối phó khủng hoảng kinh tế.

Dù nước Mỹ vẫn đang bị chia rẽ sâu sắc nhưng đảng Dân chủ của ông Biden đang nắm quyền kiểm soát Hạ viện và tạm thời đang dành được đa số (dù khoảng cách rất nhỏ) tại Thượng viện. Đây là động lực để thúc đẩy chương trình nghị sự của tân Tổng thống.

Vậy, ông Joe Biden định làm gì?

  1. Chi nhiều hơn để giải quyết các vấn đề liên quan đến Covid-19

Kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11, ông Biden đã đưa ra nhiều lời hứa sẽ bổ sung cứu trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đây có thể coi là trọng tâm của chính sách ông Biden trong những tháng tới.

Tuần trước, ông Biden cũng công bố “Kế hoạch giải cứu người Mỹ” trị giá 1.900 tỷ USD bao gồm 400 tỷ USD kiểm soát dịch bệnh, 1.000 tỷ USD phát tiền cho dân chúng và 440 tỷ cho doanh nghiệp. Ông Biden cũng đề xuất sẽ mở rộng avf kéo dài các trợ cấp thất nghiệp và dành 70 tỷ USD cho việc thử nghiệm vaccine Covid-19 và phân phối vaccine.

“Tiền sẽ nhanh chóng vào túi của người Mỹ và họ sẽ nhanh chóng tiêu dùng. Điều này có lợi cho toàn bộ nền kinh tế” – Ông Biden phát biểu.

  1. Tăng lương tối thiểu và tăng thuế

Ông Biden đang kêu gọi tăng mức lương tối thiểu thêm 15 USD và cho biết sẽ sẽ bù đắp bằng việc yêu cầu các tập đoàn và người giàu phải trả “phần công bằng” của họ. Tổng thống Biden ủng hộ việc tăng thuế đối với những hộ gia đình giàu có và sẽ xóa bỏ chính sách cắt giảm thuế đối với các doanh nghiệp dưới thời ông Trump. Dưới thời ông Trump, mức thuế cao nhất áp dụng giảm từ 35% xuống 21%.

“Đây là công bằng và là điều nên làm” – Ông Biden tuyên bố.

Tuy nhiên, đề xuất này chưa chắc sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía Nghị viện, dù đảng Dân chủ đang chiếm đa số đi chăng nữa vì ông cần phải nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng hòa nữa.

Ông Jason Furman, giáo sư tại Đại học Havard và cố vấn kinh tế dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama cho biết ông Biden có thể sẽ tăng được thuế từ các hộ gia đình thu nhập cao và các tập đoàn nhưng không thể tăng quá cao.

  1. Đầu tư hàng nghìn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường

Ưu tiên hàng đầu của ông Biden là giải quyết các tác động của đại dịch. Ưu tiên thứ 2 là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu tập trung vào các hạng mục thân thiện với môi trường như trạm sạc cho xe điện.

“Hãy tưởng tượng đến việc người Mỹ sẽ dẫn đầu thế giới trong việc đương đầu với khủng hoảng khí hậu. Đã đến lúc ngừng nói về cơ sở hạ tầng và hãy bắt đầu xây dựng để chúng ta có khả năng cạnh tranh cao hơn.” – Ông Biden cho biết.

Mặc dù đầu tư vào cơ sở hạ tầng là một ý tưởng nhận được nhiều sự ủng hộ của các doanh nghiệp và về lý thuyết là nhận được sự ủng hộ từ cả hai phía bảo thủ và tự do, tuy nhiên, khi nhìn vào khoản đầu tư của nghị viện Hoa Kỳ đối với các công trình công cộng từ trước đến nay thì có thể khẳng định, nói dễ hơn làm. Khi còn tại vị, ông Trump cũng đã đưa ra nhiều kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tuy nhiên liên tục thất bại và đã trở thành một trò đùa tại Washington. Nhiều chính sách thân thiện với môi trường vẫn là điểm tranh cãi đối với các doanh nghiệp tư nhân và đảng Cộng hòa. Nhiều người đã bắt đầu chỉ trích chương trình nghị sự của ông Biden và gây lo ngại về chi phí của chính sách này.

  1. Thay đổi chính sách nhập cư và môi trường

Không phải vấn đề nào ông Biden cũng cần có sự đồng thuận của Nghị viện. Ông Biden có quyền tối cao với các vấn đề nhưu nhập cư và môi trường. Ông Biden đã từng hứa sẽ đảo ngược các quyết định của ông Trump bằng cách tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris và chấm dứt lệnh cấm đi lại đối với công dân một số quốc gia theo đạo Hồi.

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đề xuất đóng băng xung đột; đồng minh Ukraine thừa nhận cần thỏa hiệp với Nga

Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC)

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 18/11: Nga 'trút bão UAV', Kiev hứng chịu đòn khốc liệt; Kurakhove bên bờ vực 'sụp đổ'

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Báo Nga: Chuyên gia cảnh báo căng thẳng leo thang nếu Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa

Thủ tướng Đức nêu lý do điện đàm với Tổng thống Putin, cam kết 'chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine'?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/11/2024: Đức kêu gọi đối thoại với Nga-Ukraine; Moscow tập kích cơ sở năng lượng của Ukraine

Nga cảnh báo Thế chiến III nếu Ukraine được dùng tên lửa tầm xa tấn công vào Moscow

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/11: Kịch chiến nảy lửa tại Kursk; UAV Ukraine phá hủy xe phòng không Buk của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/11: Ukraine 'gặp khó' nơi tiền tuyến; Nga để mất vũ khí 'triệu đô'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/11/2024: Sau Mỹ, đến lượt Anh ngừng cung cấp tên lửa cho Ukraine

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/11/2024: Ukraine bị cảnh báo áp lệnh trừng phạt; thời điểm đàm phán về Ukraine vẫn chưa đến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/11: Lữ đoàn số 79 Ukraine đầu hàng; Chỉ huy đặc nhiệm Ukraine làm tình báo cho Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/11: Ukraine ồ ạt rút lui khỏi Kurakhovo; Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Ấn Độ ‘mệt mỏi’ vì xung đột; Đức kêu gọi cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 16/11/2024: Ba Lan đàm phán ‘quan trọng nhất’ về Ukraine; Nga-Đức điện đàm giải quyết xung đột