Thứ sáu 08/11/2024 02:27

295 thủ tục hành chính cấp Trung ương của Bộ Công Thương được triển khai dịch vụ công trực tuyến

Bằng hàng loạt hoạt động đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến. đến nay, tất cả 295 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên, góp phần thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi.

295 thủ tục được triển khai mức độ 2 trở lên

Theo Bộ Công Thương, đến thời điểm này, tất cả 295 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên; Hiện nay, Cổng Dịch vụ công (Cổng DVC) của Bộ đang cung cấp 206 DVCTT mức độ 3, 4 tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn (trong đó có 144 DVCTT mức độ 3, 62 DVCTT mức độ 4). Đến nay, đã có gần 35.000 doanh nghiệp đăng ký sử dụng Cổng DVCTT của Bộ. Tổng số hồ sơ DVCTT trong 9 tháng đầu năm 2020 là 874.199 hồ sơ, tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

Bên cạnh việc đưa vào sử dụng các DVCTT, Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ hàng vạn lượt doanh nghiệp trong việc sử dụng các DVCTT thông qua điện thoại, email… góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tốt hơn trong việc tiếp cận với các TTHC do Bộ quản lý.

Theo Kế hoạch cung cấp DVCTT của Bộ Công Thương giai đoạn 2019 - 2020 tại Quyết định số 5045/QĐ-BCT ngày 07 tháng 12 năm 2019, trong năm 2020, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng mới 38 DVCTT thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu và công nghiệp nặng.

Từ cuối năm 2016, Bộ Công Thương là Bộ đầu tiên khai trương và đưa vào sử dụng Cổng DVCTT với mô hình như Cổng Dịch vụ công quốc gia hiện nay. Ngay trong tháng 11 năm 2019 (trước khi khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia), Bộ đã tiến hành nâng cấp Cổng Dịch vụ công của Bộ để tích hợp và trao đổi dữ liệu với Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, hệ thống đã phục vụ người dân, doanh nghiệp với chất lượng tốt, ổn định.

Cùng với đó, Bộ đã xây dựng xong Hệ thống một cửa điện tử của Bộ Công Thương và đưa vào vận hành đúng tiến độ đã đề ra tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Đặc biệt, với quan điểm và thực tiễn lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, Bộ Công Thương chủ động lựa chọn những dịch vụ công thuộc thẩm quyền của Bộ có số lượng hồ sơ lớn, có tác động trực tiếp người dân, doanh nghiệp đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ngay trong tháng 11/2019 (trước khi khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia - Cổng DVCQG), Cổng DVC của Bộ Công Thương đã kết nối kỹ thuật thành công 02 nhóm dịch vụ công với Cổng DVCQG bao gồm: (1) Cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi, (2) Đăng ký hoạt động khuyến mại. Đây là các nhóm thủ tục có số lượng hồ sơ trực tuyến lớn nhất thực hiện tại của Bộ Công Thương. Hiện có khoảng 30.000 doanh nghiệp khai báo dưới hình thức trực tuyến trong những năm vừa qua đối với các nhóm thủ tục này.

Đến cuối tháng 12/2019, Bộ Công Thương đã đưa tổng cộng 131 DVCTT mức độ 3, 4 của Bộ Công Thương lên Cổng DVCQG. Từ khi khai trương Cổng DVCQG đến nay, Cổng DVC Bộ Công Thương đã trao đổi 581.759 bộ hồ sơ điện tử với Cổng DVCQG.

Đối với thủ tục Thông báo thực hiện khuyến mại, mặc dù đã được phân cấp về các địa phương, Bộ cũng đã phối hợp với VPCP làm đầu mối, triển khai thủ tục này trên Cổng DVCQG để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chỉ khai báo một lần duy nhất cho tất cả các tỉnh trên toàn quốc, kết nối, liên thông dữ liệu điện tử đến các Hệ thống một cửa điện tử của các tỉnh (thay vì khai báo trên từng tỉnh như trước đây). Từ 01/01/2020 đến nay, các doanh nghiệp đã khai báo điện tử hơn 5.758 bộ hồ sơ điện tử đối với thủ tục này trên Cổng DVCQG.

Với kết quả đạt được Bộ Công Thương đã được Văn phòng Chính phủ ghi nhận là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước đối với việc kết nối Cổng DVCQG (cả về số lượng DVCTT và số lượng hồ sơ điện tử).

Tích cực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN

Song song với việc triển khai DVCTT, Bộ Công Thương còn kết nối 11 nhóm DVCTT với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW). Tổng số hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia trong 9 tháng đầu năm 2020 là 186.669 hồ sơ. Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), kết nối thành công với đã trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Bruinei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippine. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng số hồ sơ điện tử đã trao đổi với các nước là 103.712 hồ sơ. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Năm 2020, Bộ Công Thương tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ Cuba Hernandez Guillén đến chào từ biệt

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Sự cố máy bay Yak-130: Bộ trưởng Phan Văn Giang gửi thư khen hai phi công bản lĩnh, tự tin

Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết sửa đổi Luật Điện lực

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ

Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2 giữa Trung tướng Phạm Hồng Chương và Thiếu tướng Trần Văn Bắc

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) - Cuộc cách mạng của nhân dân

Xử lý SCB, Vạn Thịnh Phát, FLC cho thấy có trách nhiệm của tổ chức kiểm toán

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Luật Đầu tư công (sửa đổi): 'Nóng' vấn đề phân cấp, phân quyền

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng