Chủ nhật 29/12/2024 07:56

290.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn làm sụt giảm niềm tin nhà đầu tư

Thủ tướng Chính phủ đã lập 2 tổ công tác để nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân, giải pháp cho thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp.

Chất vấn Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sáng 8/6, đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh - đoàn Lào Cai nêu, thời gian qua, thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn thanh khoản dòng tiền, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể nói là khủng hoảng.

Đại biểu Sùng A Lềnh - đoàn Lào Cai chất vấn tại hội trường

Nhiều doanh nghiệp bất động sản chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu, nhất là trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 rất lớn.

Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023 gần 290.000 tỷ đồng, trong đó quý III lớn nhất với hơn 104.000 tỷ đồng, gây bức xúc cho nhiều người dân, làm sụt giảm niềm tin của thị trường và nhà đầu tư, nên việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu đạt thấp, tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội.

Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này? Quan điểm chỉ đạo và những giải pháp căn cơ nào để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường này phát triển an toàn, lành mạnh trong thời gian tới.

Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, hiện nay chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn do thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng gặp khó cùng với những khó khăn khác, làm ảnh hưởng tới điều hành kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động của các doanh nghiệp.

Theo Phó Thủ tướng, hiện nay bị vướng mắc trong việc xử lý trái phiếu doanh nghiệp do các lý do sau: Thứ nhất, quản lý khâu luân chuyển, sử dụng dòng tiền trong đòn bẩy tài chính cũng còn nhiều vấn đề chưa hợp lý.

Thứ hai, có một số trường hợp vẫn còn vi phạm, vừa qua, ngành công an cũng đã điều tra và truy tố. Thị trường trái phiếu hiện nay chưa có sự bền vững về cơ cấu, còn nhiều rủi ro. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi bị tác động của dịch cũng khó khăn về mặt tài chính, do đó thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ rất khó khăn.

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, đến hạn thanh toán tính đến thời điểm 31/12/2022 là khoảng 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó đáo hạn của năm 2023 như đại biểu Quốc hội nói là 290.000 tỷ đồng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán.

Đối với thị trường bất động sản hiện nay cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều nguyên nhân như về pháp lý, cơ cấu sản phẩm, ví dụ, đối với những sản phẩm giá thấp còn bất hợp lý, nhà giá cao phục vụ cho người có thu nhập cao còn nhiều và cũng liên quan tới những vấn đề về năng lực của chủ đầu tư, do đó hiện nay cũng rất khó.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 2 tổ công tác do 2 Phó Thủ tướng làm Tổ trưởng để nghiên cứu, đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp. 2 tổ công tác này cũng đã có báo cáo, hiện nay Chính phủ cũng đang tiếp tục chỉ đạo để làm sao chúng ta tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp.

"Chúng tôi đã kịp thời chỉ đạo làm sao hoàn thiện căn cứ pháp lý để tháo gỡ những vướng mắc để cho thị trường hoạt động một cách thông suốt và hiệu quả" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát để làm sao công khai, minh bạch và đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật, ổn định tâm lý. Trong tháo gỡ khó khăn, chúng tôi cũng ban hành và sửa đổi nhiều nghị định, ví dụ như Nghị định 65, Nghị định 08...

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, gần đây, tín hiệu thị trường trái phiếu doanh nghiệp dù còn khó khăn nhưng việc phát hành, thanh toán bằng nhiều hình thức như tài sản, gia hạn thời hạn đáo hạn...

Tới quý I/2023 vừa qua, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước đã ổn định tình hình, tiếp tục tháo gỡ khó khăn trên tinh thần doanh nghiệp có trách nhiệm theo hợp đồng dân sự, nhưng nhà nước tham gia kiểm tra, kiểm soát để thúc đẩy thực hiện cam kết theo nghĩa vụ. "Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người dân, nhà đầu tư" - Phó Thủ tướng nói.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC