Thứ sáu 22/11/2024 18:53

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Singapore tăng mạnh

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Singapore tăng mạnh ở mức 19,32%, đạt gần 1,23 tỷ SGD.

Việt Nam hiện đứng thứ 19 trong số các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, trong tháng 2/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt gần 96,3 tỷ đôla Singapore (SGD), tăng 3,51% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt gần 51,14 tỷ SGD, tăng 1,72% và nhập khẩu hơn 45,15 tỷ SGD, tăng 5,62%.

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Singapore tăng mạnh

Trong kim ngạch hàng xuất khẩu, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 23,17 tỷ SGD (tăng 4,04%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt gần 28 tỷ SGD (giảm 0,12%), chiếm lần lượt 45,31% và 54,69% tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore.

Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt hơn 203,4 tỷ SGD, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu gần 108,9 tỷ SGD (tăng 9,1%) và nhập khẩu gần 94,5 tỷ SGD (tăng 8,47%).

Trong 2 tháng đầu năm 2024 (so với cùng kỳ năm 2023), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Singapore với hầu hết các đối tác lớn nhất (13/15 đối tác, chiếm khoảng 79,69% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới) tăng trưởng dương, một số đối tác có kim ngạch tăng mạnh như Thụy Sỹ (tăng 74,73%); Hồng Kồng (Trung Quốc) (tăng 46,50%), Hàn Quốc (tăng 25,19%)… Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) là 4 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt là: 26,63 tỷ SGD, 21,53 tỷ SGD; 19,58 tỷ SGD và 15,22 tỷ SGD.

Sau 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 5,17 tỷ SGD, tăng 4,18%.

Theo đó, trong 2 tháng đầu năm 2024, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore vẫn là Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Việt Nam hiện đứng thứ 19 trong số các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore. 15/21 đối tác nhập khẩu của Singapore có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng dương, một số đối tác có mức tăng cao như Thụy Sỹ (108,41%), Nga (72,88%)....

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch hơn 11,4 tỷ SGD, giảm 12,22%. Tiếp theo sau là Đài Loan (thứ 2) và Malaysia (thứ 3), với kim ngạch lần lượt là 11,25 tỷ SGD (tăng 26,31%) và 10,93 tỷ SGD (tăng 2,49%).

Trong 2 tháng đầu năm 2024, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia, Mỹ, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc,… Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 9 của Singapore. Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc, Hồng Kồng (Trung Quốc), Malaysia lần lượt đạt kim ngạch 15,22 tỷ SGD (tăng 16,23%), 12,44 tỷ SGD (tăng 47,84%), và 10,59 tỷ SGD (tăng 8,31%).

Xuất khẩu giữ mức tăng trưởng dương

Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore - cho hay, trong tháng 2/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 2,26 tỷ SGD, giảm 9,48% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (8,05%) đạt 550,6 triệu SGD, trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm gần 14%, đạt hơn 1,71 tỷ SGD.

Trong cơ cấu hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá có xuất xứ Singapore tăng nhẹ ở mức 4,19%, đạt gần 527 triệu SGD; trong khi hàng hoá từ nước thứ 3 qua Singapore xuất sang Việt Nam (chiếm 69% kim ngạch xuất khẩu) giảm mạnh ở mức 20,14%, đạt gần 1,19 tỷ SGD.

Mặc dù mức thâm hụt giữa nhập khẩu và xuất khẩu ước hơn 1,16 tỷ SGD song nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore thì Việt Nam xuất siêu khoảng gần 24 triệu SGD.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 5,17 tỷ SGD, tăng 4,18% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở mức 19,32%, đạt gần 1,23 tỷ SGD và nhập khẩu gần 3,94 tỷ SGD, tăng 0,21%.

Xét về xuất xứ hàng hóa, hàng tạm nhập tái xuất qua Singapore vào Việt Nam chiếm 73,61% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu từ Singapore vào Việt Nam, tương đương 2,9 tỷ SGD. Trong khi đó, nếu tính riêng hàng hóa có xuất xứ từ Singapore, thì Việt Nam xuất siêu khoảng 189,26 triệu SGD.

Trong tháng 2, hàng loạt nhóm ngành xuất khẩu sang thị trường Singapore có mức tăng trưởng rất mạnh như: Sắt thép (tăng 32,85 lần), xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (tăng gần 1,45 lần). Trong đó cả 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng là: Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (tăng 5,04%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (tăng 22%); xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (tăng gần 1,45 lần).

Tuy nhiên, một số nhóm có mức xuất khẩu sụt giảm khá mạnh là: Các sản phẩm từ sắt thép (giảm 71,54%); thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (giảm 49,59%); nhựa và các sản phẩm từ nhựa (giảm 36,56%)…

Ở chiều ngược lại, 11/21 nhóm ngành hàng có kim ngạch nhập khẩu âm trong đó 2/3 nhóm nhập khẩu chủ lực sụt giảm mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (giảm 22,64%); lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (giảm 26,7%).

Trong khi đó, một số nhóm nhập khẩu có mức tăng rất mạnh như: Kẽm và sản phẩm từ kẽm (tăng 1,26 lần); ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn (tăng 206,34%); thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (tăng 80,38%).

Tình hình thương mại trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024 của Singapore với thế giới vẫn giữ được tín hiệu phục hồi khá tích cực từ cuối năm 2023 khi tất cả các chỉ tiêu tổng kim ngạch 2 chiều và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng dương (lần lượt là 3,51%, 1,72% và 5,62%).

Mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 2/2024 sụt giảm so với cùng kỳ (giảm 9,48%), tuy nhiên, điểm tích cực là kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore vẫn giữ được mức tăng khá tốt (tăng 8,05%) và khá đồng đều ở các nhóm ngành hàng.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn, trong thời gian tới, ông Cao Xuân Thắng cho biết, Thương vụ sẽ tiếp tục cập nhật tình hình, cơ chế, chính sách của địa bàn; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối giao thương, xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Singapore; hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp Singapore vào Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng, xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại và dịch vụ vào Việt Nam..

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước