10 sự kiện kinh tế thế giới "nóng" nhất năm 2018

Cùng điểm lại 10 sự kiện tiêu biểu được coi là có ảnh hưởng lớn đến quan hệ thương mại giữa các nước trên thế giới, tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế khu vực và toàn cầu do Báo Công Thương bình chọn. 

1. Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh về tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm, mở đường cho sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại và cuốn các nước vào cuộc chiến trả đũa thuế quan

Ngày 8/3/2018, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh tuyên bố áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu với các mức thuế suất lần lượt là 25% và 10%. Các mức thuế này được áp dụng với hầu hết quốc gia và có hiệu lực thực thi trong 15 ngày sau đó, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia theo Điều 232 của Đạo luật Thương mại Mở rộng năm 1962.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh về áp đặt thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép, với sự chứng kiến của các công nhân ngành nhôm, thép

2. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết ngày 8/3 tại Chile, chấm dứt sự hoài nghi đối với sự tồn tại của hiệp định sau khi Mỹ rút khỏi TPP

Hiệp định CPTPP hay còn gọi là TPP-11, là hiệp định thương mại giữa 11 nước thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. CPTPP được hình thành chiếm tới 13,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, xấp xỉ 13,5 nghìn tỷ USD, đưa CPTPP trở thành khu vực thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới về GDP, sau khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Các Bộ trưởng phụ trách kinh tế, thương mại của 11 nước thành viên đã ký kết và công bố Hiệp định CPTPP ngày 8/3 tại Santiago, Chile

3. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với các đợt sóng thuế quan làm chao đảo thị trường thế giới

Cuộc chiến thương mại này đã manh nha từ tháng 8/2017 và đến ngày 6/7/2018, Mỹ chính thức áp thuế suất 25% đối với gói hàng hóa đầu tiên trị giá 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, "châm ngòi" cho cuộc chiến thương mại. Ngày 1/12, tại Argentina, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được thỏa thuận "ngừng chiến" trong vòng 90 ngày, mở ra triển vọng giải quyết tranh chấp thương mại.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Bữa tối “lịch sử” ngày 1/12 tại Argentina giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ- Trung với thỏa thuận “ngừng chiến” 90 ngày

4. Sự thăng trầm của Brexit và con đường lịch sử của Anh khi rời khỏi Liên minh châu Âu

Hội nghị Thượng đỉnh EU ngày 25/11 đã ký kết Thỏa thuận Brexit với gần 600 trang văn kiện và tuyên bố chính trị 26 trang phác thảo mối quan hệ giữa Anh và EU sau Brexit. Nhưng Quốc hội Anh có phê chuẩn hay không thì vẫn còn bỏ ngỏ, khi cuộc bỏ phiếu dự kiến tổ chức ngày 11/12 đã được hoãn lại do Thủ tướng Theresa May nhận thấy sự thiếu ủng hộ của các nghị viện Anh đối với thỏa thuận Brexit này.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Thủ tướng Anh Theresa May gắn liền với hành trình Brexit nhằm tìm kiếm một thỏa thuận “tốt nhất có thể” cho nước Anh và cho EU

5. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) "thêm một lần lỗi hẹn" trong năm 2018 và kỳ vọng kết thúc vào năm 2019

Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ hai được tổ chức ngày 14/11 tại Singapore đã ra tuyên bố nhấn mạnh các nước tham gia đàm phán đã có "tiến bộ đáng kể" và gia hạn thời gian hoàn tất hiệp định này vào năm 2019. Cho đến nay, trải qua 6 năm đàm phán, RCEP đã "lỗi hẹn" thêm một lần nữa khi không thể đạt được mục tiêu kết thúc đàm phán như mong muốn của các nước tại các tuyên bố cấp cao.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 2 với sự tham dự của các Nhà lãnh đạo 16 nước đàm phán RCEP, ngày 14/11/2018 tại Singapore

6. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hội nghị Cấp cao APEC không đưa ra được tuyên bố chung kể từ khi thành lập năm 1989

21 nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) đã tham dự Hội nghị Cấp cao ngày 17-19/11 tại Port Moresby ở Papua New Guinea. Tuy nhiên, hội nghị đã kết thúc mà không thể đưa ra được tuyên bố chung. Đây là thất bại lần đầu tiên trong lịch sử gần 30 năm kể từ khi APEC được thành lập và làm dấy lên lo ngại về sự sụp đổ của trật tự thương mại đa phương mà APEC cố gắng bảo vệ.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC tham dự Hội nghị Cấp cao ngày 17-19/11 tại Papua New Guinea

7. Cuộc khủng hoảng của WTO và đòi hỏi tất yếu phải cải cách tổ chức này

Năm 2018 thực sự "bộn bề" với WTO khi phải giải quyết cuộc xung đột thương mại giữa các thành viên, đặc biệt là cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi động. Cơ chế cốt lõi của WTO là Cơ quan Phúc thẩm có vai trò đưa ra các phán quyết pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên, hiện đang đứng trước nguy cơ bị tê liệt khi Mỹ kiên quyết ngăn chặn bổ nhiệm các thẩm phán mới. Để cứu vãn tình thế, WTO thực sự cần phải cải cách vì có lẽ sau hơn 20 năm vận hành, nhiều quy tắc của WTO đã không còn theo kịp với thực tế thương mại thế giới.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Cấp cao G20 ngày 30/11-1/12 tại Argentina ra tuyên bố lần đầu tiên về cam kết cải cách WTO

8. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực thực thi, mở đường cho sự trở lại của Mỹ và sự gia nhập của nhiều đối tác mới

Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 sau khi được phê chuẩn bởi ít nhất 50% số nước ký kết (tương đương 6 trên 11 nước), bao gồm Mexico (ngày 28/6), Nhật Bản (ngày 06/7), Singapore (ngày 19/7), New Zealand và Canada (ngày 25/10) và Australia (ngày 31/10). Quốc hội Việt Nam cũng đã phê chuẩn CPTPP ngày 12/11 và hiệp định có hiệu lực thực thi với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với mức cam kết cao về tự do hóa thương mại sâu sắc, CPTPP là bước tiến lớn mang lại cơ hội tiếp cận thị trường rất lớn cho các nước thành viên.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
CPTPP – con tàu lớn với nhiều cơ hội lớn và thách thức lớn

9. Sự trồi sụt của giá dầu thế giới và khả năng định hình lại cơ cấu quyền lực trên thị trường dầu mỏ

Năm 2018 chứng kiến sự dao động liên tục trên thị trường dầu mỏ thế giới. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ, các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới đã có những động thái điều chỉnh sản lượng khi giá dầu đã giảm 22% trong tháng 11/2018, là mức giảm sâu nhất kể từ tháng 10/2008. Cuộc cách mạng "đá phiến" đã đưa Mỹ trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, vượt cả Nga và Ả rập Saudi, gia tăng khối lượng xuất khẩu, không còn phụ thuộc vào nhập khẩu.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Mỹ có thể làm suy yếu sức mạnh địa chính trị của OPEC trên thị trường dầu mỏ thế giới

10. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đã ký kết và làm mới các hiệp định thương mại tự do cho thấy, tự do hóa thương mại vẫn là xu hướng chủ đạo

Vào cuối tháng 9, Mỹ, Mexico và Canada đã đạt được thỏa thuận hiện đại hóa NAFTA thành một thỏa thuận tiêu chuẩn cao của thế kỷ 21 với việc ký kết Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) vào cuối tháng 11. Trong tháng 12, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã phê chuẩn hiệp định đối tác kinh tế giữa hai bên nhằm thiết lập một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới vào ngày 1/2/2019… Đây là những động thái cho thấy, xu hướng tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường vẫn là chủ đạo trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại cũng trỗi dậy mạnh mẽ trong năm 2018.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Các nhà lãnh đạo Mỹ, Mexico và Canada đã ký kết Hiệp định USMCA ngày 30/11/2018 tại Hội nghị Thượng đỉnh G20
Tuyết Minh (tổng hợp)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế thế giới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động