Thứ ba 29/04/2025 10:54

10 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới

Việt Nam có 10 nhà khoa học có tên trong bảng xếp hạng thế giới. ĐHQG Hà Nội và Trường ĐH Tôn Đức Thắng dẫn đầu về số nhà khoa học có mặt trong Bảng XH năm nay.

Trang mạng research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học trên thế giới, đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, GS.TS Phạm Hùng Việt (ảnh từ trái qua) có mặt trong bảng xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.

Trong đó, với đợt xếp hạng lần này, website research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.

Theo bảng xếp hạng này, có 10 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng trong 6 lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Máy tính, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật liệu, Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng.

Lĩnh vực Hóa Học, có 1 người, là GS Nguyễn Văn Tuấn (Phiiippe Derreumaux), là Việt Kiều Úc, mang tên trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, có 1 người Việt Nam là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lĩnh vực Khoa học Môi trường, Việt Nam có 2 người, đều đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, là GS.TS Phạm Hùng Việt và PGS.TS Từ Bình Minh.

Lĩnh vực Khoa học Máy tính, Việt Nam có 1 người, là PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lĩnh vực Khoa học Vật liệu có GS. Nguyễn Văn Hiếu của Trường ĐH Phenikaa.

Lĩnh vực Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ: Việt Nam có 4 người, trong đó Trường ĐH Tôn Đức Thắng có 2 người là PGS Nguyễn Thời Trung và PGS Thái Hoàng Chiến; Trường ĐH Công nghệ Hồ Chí Minh có 2 người là GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Phùng Văn Phúc.

Lĩnh vực Y học có 1 người trong lĩnh vực y học cộng đồng là PGS.TS Trần Xuân Bách, Trường ĐH Y Hà Nội.

Những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam, những lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới.

Đồng thời cũng cho thấy khoa học công nghệ Việt Nam phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa, phải đầu tư hơn nữa cho các nhà khoa học, cho các nhóm nghiên cứu mạnh, cho các trường đại học và cho các mũi nhọn trọng điểm, để khoa học công nghệ Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và trình độ quốc tế, hội nhập mạnh mẽ hơn với khoa học của thế giới.

laodong.vn
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ phần mềm từ AVEVA

“Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ” – Khúc tráng ca thiêng liêng, xúc động tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu

Khởi nghiệp giảng đường: 7 năm thắp lửa

Nvidia hợp tác với Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thúc đẩy ứng dụng AI

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Tuyển sinh đại học 2025: Một mùa tuyển sinh, hai nỗi lo

20 trường quân đội dừng xét học bạ, bổ sung tổ hợp thi

Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh