![]() ![]() |
TS. Phan Đăng Phong: Tôi cũng như nhiều nhà khoa học rất phấn khởi khi Quốc hội ban hành Nghị quyết trên cũng như đồng tình với các quy định được nêu trong Nghị quyết. Mặc dù, quan điểm chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và công nghệ đã được đề cập trong các quy định pháp luật, nhưng đến nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để áp dụng. Vì vậy, đây vẫn một trong những điểm nghẽn lâu nay của hoạt động khoa học và công nghệ. Cụ thể, tại Điều 23, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 có quy định: Người được bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ sẽ được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra thiệt hại, gây ra rủi ro cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ do nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, sau khi Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 được ban hành, Thông tư 07/2014/TT-BKHCN hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ chưa đề cập đến các nghiên cứu khoa học có tính rủi ro cao. Trong các thông tư khác cũng chưa có hướng dẫn về quản lý rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Do đó, việc chưa có quy định hướng dẫn thực hiện đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động nghiên cứu của nhà khoa học. Từ Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua và sắp tới sẽ thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, chúng tôi tin sẽ thổi “luồng sinh khí” mới vào trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, tháo gỡ những điểm nghẽn đang tồn tại hiện nay. Hiêu một cách đơn giản, rủi ro có nghĩa là nhà khoa học sử dụng ngân sách nhà nước để nghiên cứu, quá trình nghiên cứu đúng, chi tiêu theo quy định, nhưng cuối cùng kết quả không như dự kiến ban đầu và được coi là thất bại. |
Song bản chất của nghiên cứu là tìm cái mới, có thể thành công, thất bại hoặc thành công sớm hay muộn. Các đề tài đều có rủi ro, độ trễ, đôi khi không phải đề tài nào cũng có kết quả, nhất là trong công tác chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm công nghệ. Đây là vấn đề khách quan và thực tế này trong hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế đã chấp nhận. Bên cạnh đó, rủi ro trong nghiên cứu khoa học cũng không nên hiểu đơn thuần là thất bại hay là một sự lãng phí, bởi lẽ sự không thành công trong quá trình nghiên cứu cũng có giá trị tham khảo lớn và là một đóng góp để làm rõ hướng đi cho cộng đồng khoa học trong các nghiên cứu khác. Việc yêu cầu các nghiên cứu phải bảo đảm thành công, nếu không thành công sẽ bị xử lý (như hoàn trả ngân sách, hạn chế tham gia hoạt động nghiên cứu...) sẽ làm suy giảm động lực sáng tạo và tinh thần dấn thân của các nhà khoa học. |
TS Phan Đăng Phong: Chính vì lâu nay chúng ta coi đầu tư cho khoa học và công nghệ như hoạt động đầu tư thông thường, cho nên vẫn đòi hỏi phải có kết quả nghiên cứu tương xứng với kinh phí đầu tư đã bỏ ra và thậm chí phải mang lại kết quả ngay sau quá trình thực hiện 1, 2 năm với kinh phí sản phẩm thấp hơn nhập khẩu từ nước ngoài. Thực tế, để có thể thực hiện thiết kế, chế tạo thành công các dây chuyền thiết bị đồng bộ cho các ngành điện, than, dầu khí, xi măng, giấy, khoáng sản... không thua kém các sản phẩm nhập ngoại và hiện đủ năng lực làm tổng thầu một số hệ thống thiết bị tại các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, chúng tôi cũng đã phải trải qua rất nhiều năm nghiên cứu để làm chủ công nghệ. Trong hành trình này, thành công có mà thất bại, gian nan cũng không ít. Chưa kể, ngay cả khi đã nghiên cứu thành công, nhiều công nghệ của chúng ta không thua kém gì các nước châu Âu, nhưng các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam cũng phải cạnh tranh rất gay gắt với các doanh nghiệp công nghệ của nước ngoài để thương mại hóa sản phẩm công nghệ, bởi “tâm lý” các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư trong nước thường lựa chọn các công nghệ của Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… hơn lựa chọn công nghệ Việt Nam. Rủi ro trong nghiên cứu khoa học có thể xuất phát từ những vấn đề liên quan đến sự không chắc chắn về giá trị của kết quả nghiên cứu; những thiếu hụt về thời gian hoặc nguồn lực hỗ trợ nghiên cứu; sự sai lệch kết quả có hệ thống, những kết quả nghiên cứu không lường trước được hoặc một sai sót ngẫu nhiên. Có những nhiệm vụ sau khi nghiên cứu phải chờ một thời gian để hoàn thiện và chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng mới có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, để thực hiện quy định hiện hành, nhà khoa học phải đăng ký những chỉ tiêu rất cụ thể trước khi bắt đầu triển khai một đề tài khoa học, từ đó mới được cấp kinh phí tương ứng các chỉ tiêu, nhiệm vụ đó. Do đó, nhà khoa học phải vất vả với hóa đơn, chứng từ, thủ tục quyết toán và không khuyến khích được nhà khoa học triển khai các ý tưởng sáng tạo. |
![]() |
Đặc biệt, đối với các đề tài nghiên cứu bằng nguồn ngân sách Nhà nước, theo quy định thì đây được coi là tài sản công. Để chuyển giao được sản phẩm công nghệ thì phải có một đơn vị độc lập tư vấn thẩm định đánh giá giá trị của sản phẩm nghiên cứu. Như tôi đã nói, đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư mạo hiểm, có thể có kết quả, có thể thất bại, chúng ta không thể quản lý như lĩnh vực đầu tư xây dựng. Khó có đơn vị độc lập nào có thể định giá chính xác cho một công trình nghiên cứu khoa học ngay cả thế giới cũng vậy. Cho nên, đơn vị nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp đều không muốn tham gia vì rất dễ bị “vướng vào lao lý và bị hình sự hóa”. Tuy nhiên, để quản lý rủi ro, tránh tạo kẽ hở trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cũng cần phải có một cách tính toán, bàn bạc rất cặn kẽ. Đó là trách nhiệm của các nhà khoa học, của các hội đồng khoa học và các nhà quản lý. Cách để hạn chế rủi ro ở một mức độ nhất định phụ thuộc vào các Hội đồng khoa học. Khi Hội đồng khoa học đã nhất trí thông qua một hồ sơ, các nhà quản lý có thể đặt niềm tin vào các nhà khoa học. Từ đó, giao trọng trách, nhiệm vụ, cơ chế, chính sách cho họ một cách thỏa đáng để các nhà khoa học có thể phát huy năng lực, khả năng để cống hiến. |
Tiến sĩ Phan Đăng Phong: Chúng tôi rất kỳ vọng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo với việc thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển khoa học, Công nghệ và đổi mới sáng tạo; cập nhật những vấn đề mới của khoa học và công nghệ trong nước và thế giới; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013… sẽ tạo ra một hành lang pháp lý mới, tạo điều kiện phát triển và khuyến khích hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh, an toàn cho quốc gia, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay đòi hỏi phải điều chỉnh hành lang pháp lý, cơ chế chính sách khoa học và công nghệ cần thích ứng, kịp thời, phù hợp khi Việt Nam hội nhập, nhất là các làn sóng công nghệ mới phát triển nhanh chóng như: Trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ Internet kết nối vạn vật… Bên cạnh đó, cần tạo cơ chế hấp dẫn thu hút, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát huy hơn nữa tính tự chủ, vai trò của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Điều chúng tôi mong mỏi là cần có chính sách tạo thị trường cho đơn vị nghiên cứu trong nước, khuyến khích sử dụng sản phẩm công nghệ được tạo ra tại Việt Nam. Đồng thời, xây dựng các cơ chế ưu đãi có thời hạn đối với các dự án sử dụng các sản phẩm khoa học và công nghệ được nghiên cứu trong nước thành công nhằm khuyến khích các chủ đầu tư sử dụng kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, việc quy định các đề tài khi đăng ký thực hiện phải có cam kết ứng dụng từ một nhà đầu tư khi sản phẩm hoàn thành còn “máy móc”. Vì thực tế khi các đơn vị làm nghiên cứu có thể thất bại hoặc thành công. Như vậy, tạo rủi ro cho các nhà đầu tư khi cam kết sẽ sử dụng sản phẩm. Do đó, cần bỏ quy định phải có cam kết địa chỉ ứng dụng khi đăng ký đề tài mà quy định trong hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ sẽ chỉ nghiệm thu đề tài khi đã được ứng dụng tại một địa chỉ cụ thể đáp ứng yêu cầu đề ra. Xin trân trọng cảm ơn ông! |
Quỳnh Nga (thực hiện) Đồ họa: Hồng Thịnh |