10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt-Kỳ 4: Doanh nghiệp đồng hành và tiếp sức

Truyền thông tốt đến mấy mà hàng hóa không đủ chất lượng, không đủ sức cạnh tranh thì cũng không thể chinh phục tốt người tiêu dùng. Giữ vai trò là một trong những đối tượng quan trọng nhất quyết định thành công của Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (CVĐ), lực lượng doanh nghiệp (DN) đã tích cực tham gia CVĐ ngay từ những năm đầu triển khai.
10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt-Kỳ 3: Không thể thiếu vai trò đặc biệt của truyền thông 10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt- Kỳ 2: Làn gió mới đưa hàng Việt vào thị trường nội địa 10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt - Kỳ 1: Rạng rỡ những “biểu tượng” hàng Việt

Tích cực vào cuộc

Trầm ngâm khi nhắc lại sự e ngại của không ít DN trong giai đoạn đầu vận động triển khai CVĐ, ông Lê Bá Trình – Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nguyên Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương CVĐ bày tỏ, để CVĐ thành công, không thể thiếu vai trò của DN bởi họ chính là lực lượng sản xuất ra hàng hóa, cung cấp sản phẩm ra thị trường. Chỉ cần DN thay đổi nhận thức, đầu tư công nghệ, sản xuất ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh, cộng với lòng yêu nước của người tiêu dùng Việt Nam, CVĐ chắc chắn sẽ thành công.

10 nam cuoc van dong nguoi viet nam uu tien dung hang viet nam nhan len niem tu hao hang viet ky 4 doanh nghiep dong hanh va tiep suc
Vinamilk là một trong những DN tiên phong đầu tư công nghệ, cho ra đời các sản phẩm chất lượng

Thế nhưng, vận động khối DN không phải dễ dàng. Bởi thời điểm năm 2007, khi nước ta chính thức gia nhập WTO, thị trường nước ngoài rộng mở đầy hấp dẫn DN khiến không ít DN tập trung cho hoạt động xuất khẩu mà có phần lơ là thị trường nội địa. Việc làm hàng XK cùng đặc trưng nhanh gọn, làm theo lô, trực tiếp thu tiền cũng hấp dẫn hơn làm hàng trong nước với rất nhiều đòi hỏi như phải sản xuất, đóng hàng, xây dựng hệ thống phân phối hoặc chào hàng đến từng đại lý… Đó cũng là một trong những lý do khiến kể cả khi rơi vào khủng hoảng, do đã quen với thị trường nước ngoài, DN gặp không ít lúng túng khi quay lại thị trường nội địa. Với DN phân phối, việc nhập hàng Trung Quốc về bán đã trở thành thói quen không dễ bỏ khi vừa rẻ, vừa tiện, doanh nhân Trung Quốc lại sẵn sàng cạnh tranh bằng cách cho DN phân phối nợ tiền hàng…

Trong bối cảnh đó, phát huy vai trò tiên phong, Đảng ủy khối DN Trung ương (DNTW) đã trở thành đầu tàu trong triển khai CVĐ khi năm 2009 đã tổ chức Chương trình Ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau giữa các Đảng ủy DN trong khối nếu hàng hóa trong nước có chất lượng và giá bán tương đương với hàng nhập khẩu.

Đồng chí Nguyễn Thị Tiếp - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận, Phó Trưởng Ban thường trực BCĐ CVĐ của Đảng ủy Khối DNTW cho biết, thời gian qua, các đảng ủy trong khối đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về triển khai CVĐ đến tổ chức đảng trực thuộc, tập trung chỉ đạo phát huy nội lực, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, tăng cường sử dụng hàng Việt và ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong nội khối. Tổng giá trị cung cấp, sử dụng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trong nước của các DN, ngân hàng trong khối những năm qua lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Nhiều DN trong khối đã phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 70%-90%, một số đơn vị thành viên hoặc dự án, tỷ lệ nội địa đạt 100%; hàng hóa nội địa trong mua sắm trang thiết bị làm việc luôn chiếm trên 95% giá trị.

Chỉ tính riêng năm 2017, đã có 13 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong khối tiếp tục tổ chức ký kết 1.322 lượt cam kết hợp tác ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau, cụ thể hóa bằng triển khai nhiều hợp đồng của các đơn vị thành viên trên nhiều lĩnh vực như xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, sản xuất nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm với trị giá hợp đồng hàng chục nghìn tỷ đồng.

Nhờ đó, đến nay, khách hàng thường xuyên của các sản phẩm thép Việt là không ít các DN lớn ngành than, hóa chất… Sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt rộng khắp, từ màu vàng đồng phục cho lực lượng thợ điện đến trang phục công sở gọn gàng chuyên nghiệp cho trụ sở nhiều Tổng công ty.

Bền bỉ chuỗi phân phối

TS Tô Hoài Nam - thành viên Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam thông tin, nhờ sức lan tỏa từ các DN tiên phong, không chỉ các DN sản xuất nâng cao nhận thức ủng hộ hàng Việt Nam mà hệ thống phân phối Việt cũng rất ủng hộ cho CVĐ đầy ý nghĩa này.

Được đánh giá là một trong những hệ thống phân phối bán lẻ thuần Việt đầy uy tín, ông Nguyễn Anh Đức - Phó Tổng Giám đốc thường trực Saigon Co.op cho hay, từ năm 1997, Saigon Co.op đã là đơn vị bán lẻ tiên phong đầu tiên của cả nước phối hợp với các cơ quan truyền thông triển khai chương trình “Người tiêu dùng và hàng Việt Nam chất lượng cao”. Năm 2009, khi Bộ Chính trị phát động CVĐ thì Saigon Co.op đã nâng cấp chương trình này thành “Tự hào hàng Việt” với quy mô đầu tư không ngừng tăng lên mỗi năm.

Chương trình tập trung thực hiện giảm giá sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thiết yếu, nhằm hỗ trợ tiêu dùng trực tiếp cho khách hàng, qua đó đã giúp nâng cao uy tín và gia tăng sức mua của các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người tiêu dùng. Đến nay, chương trình quy mô nhất dành riêng cho hàng Việt này của Saigon Co.op đã có hành trình 21 năm đồng hành và chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước đưa hàng Việt xuất ngoại.

10 nam cuoc van dong nguoi viet nam uu tien dung hang viet nam nhan len niem tu hao hang viet ky 4 doanh nghiep dong hanh va tiep suc
Hàng Việt được quảng bá mạnh mẽ tại nhiều hệ thống phân phối

Cũng bền bỉ mục tiêu đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng Việt Nam, hệ thống bán lẻ VinMart của Tập đoàn VinGroup từ khi mới gia nhập thị trường đã duy trì tỷ lệ hàng Việt lên đến 90%, trong đó có sản phẩm độc quyền là nông sản sạch VinEco. Mới đây, Tập đoàn Vingroup đã công bố một tin rất vui là đã hoàn thành việc mua lại 100% cổ phần chuỗi siêu thị Fivimart. Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại VinCommerce - công ty con của Vingroup sẽ chính thức nắm giữ toàn bộ hệ thống siêu thị Fivimart và sau khi toàn tất sáp nhập, VinCommerce sẽ sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với khoảng 100 siêu thị VinMart và 1.400 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc. Mục tiêu của hệ thống tới năm 2020 sẽ đạt tới 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Phó trưởng Ban thư ký BCĐ Trung ương CVĐ, Thường trực BCĐ Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện CVĐ, khẳng định: “Điều đáng mừng là VinGroup, với chiến lược của họ sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối Vinmart hơn nữa. Đây là chuỗi phân phối thuần Việt, lại bán hàng Việt với tỷ lệ rất cao nên rất đáng được ủng hộ vì đã hỗ trợ rất lớn cho hàng Việt Nam. VinMart hiện nay cũng là niềm tự hào của ngành bán lẻ Việt Nam, song song với Saigon Coop, Hapro…”

Các kênh phân phối thuần Việt khác như Hapro, Satra, LanchiMart… cũng có tỷ lệ hàng Việt Nam lên đến trên 80%. Cùng với đó, các kênh phân phối có vốn đầu tư nước ngoài như Big C, AEON… cũng duy trì tỷ lệ hàng Việt rất cao. “Đây là thành công của CVĐ khi yêu cầu DN cam kết tỷ lệ hàng Việt nhất định khi mở kênh phân phối tại Việt Nam. Đồng thời, hàng Việt Nam cũng đã chinh phục được người tiêu dùng vì nếu người tiêu dùng không ưu tiên chọn mua, kênh phân phối không thể mãi ưu tiên nhập hàng về bán” – bà Lê Việt Nga khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh thêm, với sự đồng hành của doanh nghiệp, cùng các giải pháp triển khai Cuộc vận động thuộc Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động và các nhóm giải pháp khác, sau 10 năm triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được các kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển thị trường trong nước, từ đó đưa ra các giải pháp tổ chức hiệu quả hệ thống phân phối, thiết lập các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong thị trường với nhau, từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đưa hàng hóa có chất lượng từ nhiều khu vực, vùng miền khác nhau đến tận tay người tiêu dùng tại địa phương và thu hút hàng hóa nông sản, đặc sản tại địa phương đến các tỉnh, thành phố khác.

Đặc biệt, đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại và mạng lưới bán lẻ hàng Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Hệ thống hạ tầng thương mại có sự biến chuyển phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập, mở cửa, từng bước tạo kênh phân phối thông suốt theo hướng văn minh hiện đại, bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.... phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Nhờ đó, hàng hóa được lưu thông thuận lợi, thúc đẩy sản xuất phát triển; người tiêu dùng được sử dụng hàng có chất lượng; các doanh nghiệp phân phối có nguồn hàng ổn định với đa dạng đặc sản vùng miền thu hút khách hàng, từ đó tăng doanh thu và mở rộng hệ thống phân phối, góp phần tăng trưởng thương mại trong nước, thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước và thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng thương mại.

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ Hầu A Lềnh: Sau gần 10 năm thực hiện, CVĐ đã được các DN hưởng ứng và bước đầu đạt được những kết quả thiết thực, góp phần phát huy bản lĩnh trí tuệ Việt, khẳng định tiềm năng dồi dào về năng lực kinh doanh, phân phối của các DN và doanh nhân Việt Nam.
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.

Tin cùng chuyên mục

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động