10 “huyệt tử” nhập khẩu

Căn bệnh nhập siêu chữa mãi không khỏi, thậm chí, ngày càng trầm kha, bởi soi chiếu “cơ thể Việt Nam” có tới 10 “huyệt tử” nhập khẩu.

CôngThương - 1. Muốn tăng xuất khẩu, phải tăng nhập khẩu

Nền công nghiệp gia công, lắp ráp để có hàng xuất khẩu (XK), ắt dẫn tới kết cục đó. Giá cả các loại đó luôn tăng, khiến kim ngạch NK tăng kép so với XK. Bệnh này “di căn” sang nhiều lĩnh vực khác, vốn chỉ dùng công cụ, nguyên liệu, vật tư trong nước. NK phân bón, thuốc bảo vệ thực vật “xơi” gần hết tiền bán gạo. Máy bơm Trung Quốc thay gàu tát nước. Cá ba sa nuôi bằng thức ăn ngoại... Chỉ có muối chả biết có xuất được không, nhưng đã phải nhập tới vài trăm nghìn tấn, trở thành ngành hàng nhập siêu tuyệt đối.

2. Càng dùng hàng Việt càng phải nhập khẩu!

Hầu như không có ngành sản xuất nào còn thuần Việt. Ở mức độ khác nhau đều phải nhập từ thiết bị, máy móc... đến nguyên phụ liệu. Cơ sở nào càng được trang bị thiết bị ngoại tân kỳ, nguyên liệu NK hảo hạng, mua bản quyền sáng chế nổi danh, càng lớn tiếng quảng cáo, càng dễ bán hàng.

3. Có công nghiệp phụ trợ vẫn nhập khẩu

Phát triển công nghiệp phụ trợ, việc nhập thiết bị, máy móc, nguyên phụ liệu đã là một lẽ, nhưng vẫn nhọc nhằn lo chuyện đầu ra.

Chi tiết máy móc, nguyên vật liệu “made in Vietnam” khó được các nhà đầu tư nước ngoài và chính DN VN sử dụng. Đơn giản, chất lượng, giá cả, kiểu dáng không thể so sánh được với sự hùng hậu của hàng ngoại chính gốc, sẵn sàng đổ vào VN. Có lẽ lượng đoán được tương lai, nhưng việc xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ cứ ì ạch.

4. Hàng ngoại tràn ngập

Bệnh trạng này có từ lâu nhưng càng được khích lệ từ khi đa dạng hóa quan hệ, đa phương hóa bạn hàng. Muốn mua bất cứ hàng gì, tận phương trời nào, đều được bưng đến tận nhà. Không chỉ sính công nghệ ngoại quốc mà VN ngày càng xài nhiều sản phẩm nông nghiệp nước ngoài. Nhiều người đã phải thốt lên: “Nước nông nghiệp nhưng VN NK sản phẩm nông nghiệp nhiều đến khó tin”. Để người dân nông thôn có thêm sự lựa chọn, đã không ít sự nhập nhèm trong các lô hàng của chiến dịch “Mang hàng Việt về nông thôn"... Đối tượng chủ yếu dùng đồ ngoại, đồ ngoại xịn chỉ khoảng 10% trong tổng số dân, nhưng lại có tới 70 - 80 % thu nhập xã hội, nên tổng trị giá hàng hóa mà họ rước về ngày càng lớn.

5. Mở cửa, tự do hóa thương mại, nhập khẩu càng tăng

Hội nhập theo nghĩa dân dã là vào cuộc chơi. Họ hạ thuế cho hàng của ta vào, ta cũng phải hạ thuế cho hàng của họ. Trong cuộc đua giành thị phần, ta luôn ở thế yếu, thậm chí tự làm mình yếu đi trước làn sóng hàng ngoại càng tràn vào. Trong bối cảnh đó, các nước đặt ra nhiều hàng rào để ngăn cản hàng của ta, bảo vệ sản xuất của họ. Còn ta không có hàng rào hoặc “trót” dựng lên cái nào, lại tự nhấc lên để cùng chia sẻ lợi ích. Lộ trình hội nhập cho phép các hãng phân phối 100% vốn nước ngoài vào VN, không nhẽ để bán hàng Việt?

6. Mở cửa đón nhà đầu tư

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều cam kết tổ chức sản xuất tại VN để làm ra hàng XK hoặc cung ứng trong nội địa thay thế hàng NK. Lợi dụng lộ trình hội nhập, họ đã linh hoạt, mang luôn hàng hóa nguyên chiếc vào bán nhanh, thu lãi sớm. Nhập siêu của khối FDI ngày càng nhiều là một phần là do vậy.

7. Thua thiệt từ mua bán ngoại thương

Hầu như khi XK bán FOB, đơn giản là người mua mang tàu biển đến ta nhận hàng. NK chủ yếu là mua CIF, giản đơn người bán thuê tàu biển chở hàng tới VN. Cước phí chiều nào, nước ngoài nẫng cả. Kim ngạch thực xuất bị khấu trừ, kim ngạch thực nhập được cộng thêm. Một cường quốc đóng tàu biển, cảng biển dăng khắp ba miền mà phó thác cho các hãng tàu biển nước ngoài tự do áp đặt mọi khoản chi phí, kể cũng lạ!

8. Xuất thô, nhập tinh

Gọi là hàng hoá XK nhưng chỉ là sản phẩm thô, gia công, khối lượng rõ nhiều, nhất nhì thế giới, nhưng thực thu lại quá "bèo". Tiếng là NK nguyên liệu, vật tư, nhưng đó là hàng hóa thực thụ, giá của nó là giá sản phẩm hoàn chỉnh. Máy móc, thiết bị nhập với giá "chát". Đó là chưa kể, nhà nhà XK dìm giá để tranh bán, hay thương lái tăng giá để thu mua. XK vất vả rượt đuổi NK, nhập siêu có cơ hội tăng thêm.

9. Dùng NK để dẹp thị trường nội địa

Khi giá đường nội địa nhảy múa, vội vã nhập đường để kìm giá. Lúc giá vàng nóng lên, lập tức nhập vàng để hạ nhiệt. Đấy là chủ trương của cấp điều hành vĩ mô, còn dân buôn khỏi bàn, kiếm siêu lợi nhuận. Nước nhà nhập siêu thế nào, mặc kệ. Âu cũng là hệ luỵ tất yếu của vấn nạn “người người NK”.

10. Mắc bẫy bỏ thầu giá rẻ

Không phải vô tình mà có quá nhiều công trình các nhà thầu khoán nước ngoài bỏ giá rẻ, trúng thầu. Quyền trong tay, họ đưa công nghệ, giá nào cũng phải gật. Nhận thầu rồi, họ kéo dài tiến độ, rẻ mà hóa đắt, phía ta đành lặng nhìn. Nhà quản lý cứ thế đổ cho cơ chế.

Nguyễn Duy Nghĩa

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Xúc tiến thương mại mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đón tin vui từ thị trường Âu - Mỹ

Vùng Tây Nguyên cần tận dụng cơ hội từ các FTA, lợi thế để tăng giá trị xuất khẩu, tạo cú huých lớn cho ngành nông nghiệp tại thị trường châu Âu, châu Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta tăng tuần thứ 9 liên tiếp, giá cà phê Arabica hạ nhiệt

Giá cà phê Robusta nối tiếp đà tăng sang tuần thứ 9 liên tiếp, thiết lập mức giá cao nhất trong lịch sử do lo ngại thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 22-28/4: Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng tăng trưởng

Việt Nam có 18 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD; xuất khẩu tôm kỳ vọng đà tăng trưởng...là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần 22-28/4.
Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động