Thứ hai 23/12/2024 21:14

Xung lực mới thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Italia

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italia của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn.

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Italia Sergio Mattarella, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Italia từ ngày 25-28/7. Đây là chuyến thăm có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu một mốc son 50 năm quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đồng thời tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Vào lúc 17 giờ ngày 25/7 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Fiumicino, Rome, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước Cộng hòa Italia và Tòa thánh Vatican

Chuyến thăm còn là một sự kiện đặc biệt có ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (23/03/1973 - 23/03/2023) và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược (21/01/2013 - 21/01/2023) Việt Nam - Italia, góp phần mở ra những cơ hội mới cho hợp tác Đối tác chiến lược giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và vững chắc trong những thập kỷ tới.

Trong 50 năm qua, quan hệ Việt Nam - Italia đã phát triển tích cực, toàn diện và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, cả về hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt kể từ khi hai bên ký “Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược” nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2013.

Chiều 25/7 (theo giờ địa phương), ngay sau khi đến Rome, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Italy cùng các bạn bè người Italia.

Đại sứ Việt Nam tại Italia Dương Hải Hưng khẳng định, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italy của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ tạo xung lực mới thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Italia là một đối tác chiến lược, một người bạn tình nghĩa, thủy chung của nhân dân Việt Nam, là một trong những nước Tây Âu đầu tiên tích cực ủng hộ tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và EU, trên các diễn đàn quốc tế lớn cũng như bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức tài chính, thương mại, tiền tệ quốc tế đầu những năm 90 thế kỷ XX.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italia trong ASEAN và Italia là đối tác EU lớn thứ 3 của Việt Nam. Năm 2022, dù có nhiều biến động và khó khăn song trao đổi thương mại giữa hai nước đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 6,2 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Chính phủ Italia đưa Việt Nam vào danh sách 20 quốc gia tiếp tục ưu tiên thúc đẩy thương mại, đầu tư đến năm 2030.

Bên cạnh đó, hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, tư pháp, du lịch, thể thao, giao lưu nhân dân, hợp tác giữa các địa phương cùng nhiều lĩnh vực khác tiếp tục phát triển đa dạng, tích cực. Hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thông tấn, báo chí, tuyên giáo, lý luận, học thuật, nghiên cứu chiến lược... giữa hai nước đang có những bước phát triển mới.

Quan hệ hai nước thường xuyên được Lãnh đạo hai bên quan tâm củng cố, vun đắp, ngày càng phát triển mạnh mẽ và tin cậy lẫn nhau, với việc tiếp xúc và trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao và các cấp. Tình cảm hữu nghị, đoàn kết, gắn bó sâu sắc đó vẫn tiếp tục được củng cố và phát huy, như trong giai đoạn dịch Covid-19, Italia đã sớm ưu tiên hỗ trợ 2,8 triệu liều vaccine quý giá cho Việt Nam.

Đồng thời, các kênh hợp tác đảng, hợp tác nghị viện bên cạnh kênh ngoại giao nhà nước đang phát triển tốt đẹp, góp phần ngày càng củng cố và thắt chặt quan hệ hai nước. Giữa hai nước có mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống rất tốt đẹp, bền chặt và sâu sắc. “Đây là tài sản quý báu, vô giá của hai nước vẫn đang tiếp tục được trân trọng gìn giữ, vun đắp và ngày càng phát triển” - Đại sứ Việt Nam tại Italia Dương Hải Hưng nhấn mạnh và cho rằng, triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới là hết sức tươi sáng. Tình đoàn kết hữu nghị truyền thống trước sau như một giữa hai nước, quan hệ chính trị ổn định, tốt đẹp, sự quan tâm, ủng hộ của Lãnh đạo cấp cao hai nước, mức độ tin cậy lẫn nhau rất cao... là điều kiện thuận lợi rất cơ bản cho phát triển hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Theo ông Dương Hải Hưng, Italia và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng, không chỉ về hình thế địa lý, về tình cảm và các giá trị gia đình, cộng đồng, ẩm thực, văn hóa mà còn về cơ cấu kinh tế với nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế hai nước vừa có tính tương đồng, vừa có tính bổ trợ lẫn nhau về ngành hàng và sản phẩm, mang lại các giá trị gia tăng to lớn khi hợp tác với nhau.

“Các doanh nghiệp Italia ngày càng quan tâm và mong muốn hợp tác đầu tư, thương mại với Việt Nam, một đối tác có nhiều thế mạnh như lực lượng lao động trẻ, chi phí cạnh tranh, thị trường tiêu thụ lớn, môi trường kinh doanh năng động, hạ tầng ngày càng cải thiện… Nhiều doanh nghiệp quan tâm chuyển dịch nhà máy sản xuất sang Việt Nam trong khi các doanh nghiệp Italy đã hiện diện tại Việt Nam đều thành công” - Đại sứ Việt Nam tại Italia cho hay.

Trong khuôn khổ năm Việt Nam - Italia 2023 với chủ đề "Trân trọng - Hiểu biết - Hợp tác" mà Đại sứ quán Việt Nam và Bộ Ngoại giao Italia đã công bố tại Tòa Thị chính Roma (tháng 1/2023), Đại sứ quán đã tích cực phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan, bộ ngành, chính quyền địa phương Italy và các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức trong nước triển khai nhiều chuỗi, đợt hoạt động kỷ niệm có ý nghĩa, trên diện rộng, tại các thành phố lớn, trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, đông khách du lịch quốc tế. Dự kiến, các hoạt động kỷ niệm sẽ tiếp tục tổ chức tại nhiều địa phương, thành phố khác của Italia từ nay đến cuối năm 2023.

Nhật Khôi

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/12: UAV Ukraine đột kích Kazan; Nga thiêu rụi xe tăng Đức

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow