Chủ nhật 29/12/2024 15:00

Xuất nhập khẩu hàng hoá tăng trưởng mạnh

Trong tháng 3/2022, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,73 tỷ USD, tăng 36,8% so với tháng trước và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là con số do Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3.

Tính chung quí I năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.

Về xuất khẩu hàng hoá, ước tính tháng 3/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 34,06 tỷ USD, tăng 45,5% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I/2022 ước đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp tục khởi sắc trong quý I/2022

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 23,27 tỷ USD, tăng 22%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là mức tăng trưởng tương đối cao trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình khó khăn tại cửa khẩu vẫn chưa được giải quyết dứt điểm…

Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, cả nước đã có 15 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 58%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu quí I năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, giảm 0,9 điểm phần trăm; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,9%, giảm 0,1 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,7%, tăng 0,5 điểm phần trăm.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2022 ước đạt 32,67 tỷ USD, tăng 28,7% so với tháng trước và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 87,77 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu quí I năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,8%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá về hoạt động nhập khẩu hàng hoá, PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho rằng, trong cơ cấu hàng hoá nhập khẩu, nhóm tư liệu sản xuất chiếm tới 93,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Con số này phản ánh Việt Nam nhập nguyên vật liệu, thiết bị về để sản xuất chiếm gần như tuyệt đối. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy hoạt động sản xuất sẽ sôi động trở lại thời gian tới, tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hoá.

Với kết quả này, tháng 3, cả nước ước tính xuất siêu 1,39 tỷ USD. Tính chung quí I năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 809 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,76 tỷ USD).

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa quí I năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 25,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Đáng chú ý, trong quí I năm 2022, con số xuất siêu sang EU ước đạt 7 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU tiếp tục được tận dụng tương đối tốt. Với những cam kết sâu rộng về giảm thuế, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam tại thị trường EU, đây cũng được đánh giá là một trong những hiệp định thương mại tự do mang lại hiệu quả lớn nhất cho hoạt động xuất khẩu của nước ta.

Trong thời gian tới, ông Phạm Tất Thắng cho rằng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng chi phí sản xuất tăng cao do giá xăng dầu tăng cao. Bên cạnh đó, chi phí logistics vẫn neo ở mức cao từ cuối năm ngoái đến nay tiếp tục gây đội chi phí giá thành cho doanh nghiệp. Chưa kể, những căng thẳng trên thị trường thế giới do xung đột Nga – Ukraine đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế thế giới nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta nói riêng.

Trước những vấn đề này, ngay từ đầu năm, Bộ Công Thương đã có những dự báo trước về tình hình căng thẳng chính trị, có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp ứng phó. Trong cuộc họp bàn về tình hình xuất khẩu mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu các Cục vụ chức năng của Bộ tiếp tục nghiên cứu các biến động thị trường, có các tham mưu kịp thời cho Chính phủ về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

Bên cạnh đó, xác định các FTA vẫn là đòn bẩy quan trọng cho hoạt động xuất khẩu thời gian tới, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai tuyên truyền về các FTA để doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ