Thứ sáu 22/11/2024 18:16

Xuất khẩu thủy sản tìm hướng giảm tác động từ lạm phát

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang thay đổi sản phẩm với các phân khúc khách hàng phù hợp hơn nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu “thấm đòn” lạm phát

Sau khi tăng trưởng kỷ lục 40% trong nửa đầu năm, từ tháng 7/2022 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chững lại. Nguyên nhân là do những khó khăn về nguồn nguyên liệu cùng với bóng đen lạm phát khiến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, nhất là những thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Anh…

Ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho biết, sau 2 quý đầu năm với nhiều tin vui, bước sang quý 3 năm nay các đơn hàng đang dần sụt giảm. Nguyên nhân là do tình trạng lạm phát tại các thị trường lớn ngày càng trầm trọng hơn, khiến sức mua giảm sút. “Doanh số xuất khẩu thủy sản như cá tra, tôm đều giảm do thấm đòn từ mức lạm phát cao ở nhiều nước trên thế giới. Hiện tại, vì lượng tiêu thụ không cao như trước nên hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu vẫn còn rất lớn. Thậm chí, nhiều nhà nhập khẩu yêu cầu hoãn hoặc hủy hợp đồng”, ông Hồ Quốc Lực cho biết.

Nhiều công ty thủy sản cho biết tồn kho tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ đã đạt mức cao, do khối lượng nhập khẩu cao trong khoảng thời gian từ hơn 1 tháng qua. Cùng với việc vào mùa xuất khẩu thủy sản thấp điểm, dự kiến tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý 3/ 2022. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết nhiều nhà nhập khẩu sẽ không nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10/2022.

Xuất khẩu thủy sản đang chững lại trong những tháng cuối năm

Với mặt hàng tôm, xuất khẩu tôm tụt dốc nhiều nhất trong các sản phẩm thủy sản. Từ mức cao đỉnh điểm 456 triệu USD hồi tháng 5, tới tháng 8, xuất khẩu tôm hạ xuống còn 356 triệu USD, cao hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đã chạm mốc 3 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những tháng cuối năm được coi là “mùa vàng” của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, bởi vào thời điểm này sức tiêu thụ thuỷ sản tại các thị trường đều tăng mạnh để phục vụ nhu cầu mùa lễ hội, kỳ nghỉ Giáng sinh và Tết.

Song ở mỗi thị trường xuất khẩu, thuỷ sản Việt Nam đều gặp khó. Cụ thể, tại thị trường Trung Quốc, mặc dù thị trường này đã mở cửa trở lại và nới lỏng các quy định liên quan đến Covid-19 tại các cảng biển nhưng quy định về hàng nhập khẩu đông lạnh vẫn rất khắt khe, tạo ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Tại các thị trường Mỹ, EU, Anh,... lạm phát và đồng USD tăng giá đang đè nặng lên khả năng tiêu thụ thủy sản tại các thị trường này. Cùng với đó, các thị trường như Mỹ và EU lượng hàng tồn kho vẫn cao do người dân thắt chặt chi tiêu khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh.

Doanh nghiệp nỗ lực xoay sở

Ông Nguyễn Văn Đạo – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng cho biết, trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm chế biến sâu chiếm 15%. Hiện những sản phẩm thông qua chế biến sâu của doanh nghiệp đã có mặt ở nhiều thị trường lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Việc chuyển hướng sang các sản phẩm chế biến sâu giúp sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh.

“Đầu tư các sản phẩm chế biến sâu mất nhiều chi phí. Chúng tôi phải xây dựng một cái nhà mái riêng, rồi chúng tôi phải làm một cái sản phẩm riêng. Tuy nhiên, sản phẩm ra thị trường là những sản phẩm bền vững, lâu dài và cái cái tỉ suất lợi nhuận nó đảm bảo là nó bù đắp trở lại được”, ông Nguyễn Văn Đạo nhấn mạnh.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam cho biết, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, doanh nghiệp đang chuyển hướng sang làm các sản phẩm giá trị gia tăng và bán trên nền tảng online. Đồng thời chuyển sang khai thác thị trường nội địa.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, hiện nay, cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu nước ta có đến 90% dưới dạng cá phi lê đông lạnh, còn 10% là hàng giá trị gia tăng như hình thức chế biến chưa sâu. Nhu cầu người tiêu dùng của nhiều thị trường trên thế giới đã thay đổi, yêu cầu các doanh nghiệp cũng cần thay đổi theo. Sản phẩm giá trị gia tăng được xem là giải pháp giúp các doanh nghiệp giữ vững thị trường trong khi các sản phẩm khác đang khó tiêu thụ và cạnh tranh. Tuy nhiên, việc thay đổi sản phẩm phải đi đôi với chất lượng. Do đó, doanh nghiệp cần phải nắm bắt rõ các cái tình hình về vấn đề, cái diễn biến về tình hình kinh tế, tiết giảm chi phí cũng như củng cố cái chất lượng và chuỗi cung ứng.

Hà Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước