Thứ tư 14/05/2025 10:18

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2023 tăng trưởng 6,7%

Xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ năm 2023 vẫn tăng trưởng 6,7% so với năm 2022, đạt kim ngach 8,5 tỷ USD, là 1 trong số ít thị trường đạt mức tăng trưởng dương.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ trong tháng 12/2023 đạt 702,5 triệu USD, giảm 3,6% so với tháng trước. Tính chung năm 2023 đạt hơn 8,49 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023 là nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,94 tỷ USD, tăng 88,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 22,9% tỷ trọng.

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2023 tăng trưởng 6,7%, đạt kim ngach 8,5 tỷ USD

Tiếp đến là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,03 tỷ, chiếm 12,2% tỷ trọng.

Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu một số nhóm mặt hàng có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước: Sắt thép các loại tăng 319,3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 287,3%; sản phẩm từ cao su tăng 65,7%.

Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á, chiếm tỷ trọng gần 80% xuất khẩu của Việt Nam đến khu vực này.

Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ, liên tục đạt tăng trưởng đều đặn trong hơn 20 năm qua. Quan hệ song phương từ mức khoảng 200 triệu USD năm 2000 đã đạt mức 15 tỷ USD năm 2022 đưa Ấn Độ trở thành 1 trong 8 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, trong khi Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia ASEAN có quan hệ thương mại với Ấn Độ.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Ấn Độ năm 2022 đạt 8 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam đến Ấn Độ chiếm tỷ trọng 2,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 7,1 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2021. Nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ chiếm tỷ trọng 2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Xuất siêu của Việt Nam đến Ấn Độ có giá trị 875,1 triệu USD, giảm 228,1% so với năm 2021

Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu cân bằng và có sự bổ sung cho nhau. Trong khi Ấn Độ là nguồn cung cấp nguyên liệu và thành phẩm quan trọng cho Việt Nam đối với các mặt hàng sắt thép, hóa chất, dược phẩm, dệt may, thức ăn chăn nuôi, thủy sản thì nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Ấn Độ là máy tính cá nhân; điện thoại di động và linh kiện, sắt thép, hóa chất, gỗ và sản phẩm từ gỗ, giày dép, gia vị, cà phê, hồ tiêu…

Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Ấn Độ trong năm 2024 vẫn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt, khi nhu cầu tiêu dùng tại thị trường 1,4 tỷ dân dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng sau đại dịch.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu