Thứ hai 23/12/2024 11:35

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện: Chờ sự trỗi dậy của khối nội

Điện thoại và linh kiện từ đầu năm đến nay tiếp tục là điểm sáng trong các mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực của Việt Nam, bất chấp khó khăn do dịch Covid-19.

Tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm, có 9 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch XK; trong đó, trị giá XK của nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch XK và tăng cao ở mức 22,8% so với cùng kỳ năm trước.

VinSmart sản xuất điện thoại "Made in Vietnam"

Nếu như năm 2010, XK điện thoại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch XK thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay. Đóng góp vào tốc độ tăng cao này chủ yếu do chỉ số sản xuất ngành điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng khá (21,2%); trong đó, sản xuất thiết bị truyền thông (chiếm phần lớn là sản phẩm điện thoại và linh kiện) tăng 22,9%. Cụ thể, sản lượng điện thoại di động đạt 35 triệu chiếc, tăng 1,2%; sản xuất linh kiện điện thoại 95,4 nghìn tỷ đồng, tăng 55,7%. Thị trường XK lớn của nhóm hàng này chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc; trong đó, XK điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng cao 103,9% so với cùng kỳ năm trước.

Điện thoại, linh kiện là một trong những nhóm hàng XK có kim ngạch đứng đầu sang Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) trong 2 tháng 2021, với kim ngạch trên nửa tỷ USD. Về cơ cấu hàng hóa XK, điện thoại các loại và linh kiện vẫn là mặt hàng XK chính của Việt Nam sang thị trường này, đạt 551 triệu USD, tăng tới gần 108% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tới 2/3 tổng kim ngạch XK.

Mở lối cho doanh nghiệp nội?

Những diễn biến thời gian gần đây cho thấy, nhiều sản phẩm công nghệ điện thoại và linh kiện hàng đầu tiếp tục được khối ngoại rót vốn mở rộng sản xuất hoặc dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam. Điển hình, loạt thiết bị smartphone của Apple đang được sản xuất ở Việt Nam và nhiều đối tác gia công lớn của hãng này như Foxcon, Luxshare, GoerTek, Compal đều có các nhà máy tại Việt Nam hoặc dịch chuyển từ Trung Quốc sang.

Chẳng hạn, với Samsung, kim ngạch XK điện thoại và linh kiện trong 2 tháng đầu năm tăng cao là nhờ hãng này đẩy mạnh XK sản phẩm điện thoại di động phiên bản mới. Đến cuối năm 2020, đã có khoảng 50 doanh nghiệp Việt trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung. Đây là con số đáng khích lệ, nhưng để khối nội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng điện thoại và linh kiện, còn nhiều chuyện phải làm; đặc biệt là việc khối ngoại vẫn không ngừng gia tăng nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện đầu vào sản xuất điện thoại.

2 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,64 tỷ USD, tăng 74,6% so cùng kỳ năm ngoái. Đó là điều mà các doanh nghiệp nội địa cần lưu tâm nếu muốn tận dụng các cơ hội mở ra ở mảng điện thoại và linh kiện. Ngoài "điểm sáng" của khối ngoại, hoạt động XK điện thoại và linh kiện vẫn tiếp tục trông chờ sự trỗi dậy của khối nội nhằm tận dụng những cơ hội lớn được mở ra từ sức tăng trưởng của thị trường tiêu thụ cũng như sức hút từ dòng vốn FDI.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam - nhận định, giai đoạn hậu Covid-19, sẽ có sự chuyển dịch sản xuất cơ học của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử sang Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để trở thành vệ tinh, cung cấp linh kiện, phụ kiện cho họ. "Chúng tôi mong muốn, các dự án FDI trong ngành điện tử phải đáp ứng được tiêu chí mang lại hàm lượng công nghệ cao và có sức đột phá, lan tỏa để doanh nghiệp Việt thực sự tạo được giá trị gia tăng nội địa, người tiêu dùng Việt Nam được hưởng lợi" - bà Đỗ Thị Thúy Hương bày tỏ.

Tháng 2/2021, 3 mẫu điện thoại thông minh "made in Vietnam" do VinSmart - doanh nghiệp nội địa - sản xuất đã chính thức được bày bán trên trang web của nhà mạng hàng đầu nước Mỹ là AT&T. Có thể thấy, đây là tín hiệu mới khá lạc quan để các doanh nghiệp công nghệ Việt tự tin hơn trong hoạt động đầu tư nhằm sản xuất, xuất khẩu điện thoại, linh kiện và mạnh dạn cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bà Nguyễn Thị Hồng - Tổng giám đốc Bộ phận Điện thoại di động, Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart - cho biết, năm 2021, VinSmart sẽ tập trung vào thị trường Mỹ với những sản phẩm uy tín cao, chất lượng tốt nhất.

Theo các chuyên gia kinh tế, sức tiêu thụ điện thoại trên thị trường thế giới được dự báo có khả năng tăng trưởng tốt trong năm nay đến năm 2024.

Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024