Thứ bảy 28/12/2024 09:57

Xuất khẩu cao su đã thu về hơn 1 tỷ USD

6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 722 nghìn tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, giảm 5,8% về lượng, nhưng tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thông kê của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2024 đạt khoảng 150 nghìn tấn, trị giá 238 triệu USD, tăng 77,6% về lượng và tăng 76,6% về trị giá so với tháng 5/2024; nhưng giảm 17% về lượng và giảm 0,7% về trị giá so với tháng 6/2023. Giá xuất khẩu cao su bình quân ở mức 1.586 USD/tấn, giảm 0,5% so với tháng 5/2024, nhưng tăng 19,6% so với tháng 6/2023.

Xuất khẩu cao su đã thu về hơn 1 tỷ USD

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 722 nghìn tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, giảm 5,8% về lượng, nhưng tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu cao su Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định nhờ giá cao su đang ở mức cao, cùng với mức tiêu thụ liên tục ổn định.

Các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR 10, SVR 3L, SVR CV60, RSS3, SVR 20, SVR CV50... Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 54,44% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

Về thị trường, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 99,53% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 310,04 nghìn tấn, trị giá 458,11 triệu USD, giảm 20,9% về lượng và giảm 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Nhìn chung trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu một số chủng loại cao su vẫn giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023 như: Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), RSS3, cao su tổng hợp, cao su hỗn hợp (HS 4005). Tuy nhiên, xuất khẩu một số chủng loại cao su vẫn tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2023, trong đó đáng chú ý như: Latex, SVR 10, SVR 3L, SVR CV60, SVR 20, SVR CV50…

Nhiều dư địa lớn cho xuất khẩu nguyên liệu cao su

Tại thị trường trong nước, trong tháng 6/2024, giá mủ chén và mủ nước tại một số tỉnh, thành phố tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Tại một số công ty cao su, hiện giá thu mua mủ cao su nguyên liệu duy trì quanh mức 350 - 405 đồng/TSC, tăng khoảng 100 - 160 đồng/TSC so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Công ty Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 350 - 405 đồng/TSC; Công ty Cao su Mang Yang báo giá thu mua ở mức 382 - 386 đồng/TSC; Công ty Cao su Bà Rịa thu mua ở mức 380 - 390 đồng/TSC, tăng 15 - 24 đồng/TSC so với cuối tháng 5/2024.

Hiện đang là thời điểm vào vụ thu hoạch lại sau thời gian ngừng cạo mủ trong mùa thay lá. Tuy nhiên, lượng cao su đưa ra thị trường giảm mạnh vào thời điểm mà phần lớn những người tham gia thị trường đều kỳ vọng nguồn cung sẽ tăng. Lượng hàng đến thị trường thấp bất ngờ làm dấy lên lo ngại về nguồn sẵn có của nguyên liệu thô, nhất là nguyên liệu cho các công ty chế biến. Tình trạng này đã khiến giá mủ chén và mủ tươi tăng mạnh ở nhiều thị trường địa phương. Giá mủ cao su và giá cao su xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, mở ra triển vọng khả quan cho ngành cao su Việt Nam.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), hiện Việt Nam có quy mô sản lượng mủ cao su đạt 1,3 triệu tấn mỗi năm từ 910.000 ha diện tích trồng cây cao su. Tuy nhiên, chỉ 70 - 75% trong số này là các cây cao su trưởng thành sẵn sàng khai thác. Hàng năm có hơn 300 nghìn tấn cao su được sử dụng trong sản xuất chế biến, còn lại một lượng lớn nguyên liệu cao su để xuất khẩu. Việc này đã mở ra dư địa lớn cho xuất khẩu nguyên liệu cao su.

Đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu có khả năng tiếp tục gặp thiếu hụt vào các năm 2024 - 2025. Tăng trưởng tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu, dự kiến duy trì ở mức 4 - 6% hàng năm, chủ yếu nhờ sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô và lốp xe, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Các thị trường như Thái Lan, Ấn Độ cũng ghi nhận tăng trưởng tích cực trong sản xuất và xuất khẩu lốp xe. Thời gian tới, nhu cầu của Trung Quốc vẫn là yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, đã tiêu thụ được 150.000 tấn mủ cao su, hoàn thành 28,5% kế hoạch năm, với giá bán bình quân đạt 38,4 triệu đồng/tấn, cao hơn 6 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm 2023, là một tín hiệu tích cực cho những tháng cuối năm. Với các diễn biến hiện tại, giá bán cao su của cao su Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong nửa cuối năm nay.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan