Chủ nhật 22/12/2024 20:20

Xử lý triệt để vi phạm hành lang tuyến

Theo Quy hoạch mạng lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoan 2011- 2015, có tính đến 2020, đến năm 2015 công suất cực đại Pmax=242 MW; năm 2020, Pmax=388MW, điện thương phẩm 2.139 triệu kWh , tăng 2,5 lần năm 2012, với mức tăng bình quân 10,6%/năm.

Việc giải quyết các vi phạm cần dựa trên cơ sở pháp lý

 -  Đây là mục tiêu tăng trưởng rất lớn, vì vậy, ngoài việc nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối hiện có, còn phải xây dựng mới hàng trăm km lưới điện các cấp điện áp đạt chuẩn theo quy định của ngành điện. Hiện tại, chỉ riêng phần lưới điện do Công ty Điện lực Quảng Nam (PC Quảng Nam) quản lý vận hành đã có 14 trạm biến áp (TBA) và 612 km đường dây 35kV; 2.551 km đường dây 15/22kV với 2.600 TBA phụ tải; 2.800 km đường dây 0,4kV. Đến năm 2020, con số này tăng gấp đôi, vì thế diện tích đất chiếm dụng của lưới điện không nhỏ.

Trên thực tế, phần lớn lưới điện thuộc các dự án lớn đều có quyết định cấp đất và đền bù hoa màu, nhà cửa đầy đủ. Còn đối với lưới điện trung, hạ áp do các hợp tác xã xây dựng, có sự góp vốn của người dân thì việc cấp đất gần như chỉ thỏa thuận miệng, nhiều hộ dân không có quyết định thu hồi đất, không đòi đền bù. Việc kiện tụng đòi đất, hoặc đòi di dời công trình vì thế cũng hiếm khi xảy ra. Hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) cũng được người dân hỗ trợ phát quang nên rất ít bị xâm hại.

Tuy nhiên, kể từ khi triển khai thực hiện chủ trương giao cho ngành điện tiếp nhận quản lý vận hành lưới điện trung áp nông thôn và nhất là triển khai đại trà giao nhận lưới điện hạ áp để bán điện trực tiếp đến hộ dân thì công tác quản lý HLATLĐ trở nên phức tạp hơn. Nhiều người trước đây hiến đất, giao đất không vụ lợi thì nay quay ra đòi hỏi, yêu sách với ngành điện.

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định quy hoạch mạng lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015, tính đến 2020. Theo đó, lưới điện quy hoạch phải đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 là 12,45% và giai đoạn 2016 - 2020 là 11,77%.

Để đẩy nhanh tiến độ giao nhận và hạn chế tối đa những tranh chấp, vướng mắc về đất đai, PC Quảng Nam yêu cầu các công trình phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch tài sản, tài liệu chứng minh đền bù đất đai.

Sau khi hoàn thành chủ trương giao - nhận lưới điện trung, hạ áp nông thôn, PC Quảng Nam đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng quy chế phối hợp hành động chia sẻ trách nhiệm trong các hoạt động điện lực ở địa phương; đi kèm với đó là quy chế phối hợp trách nhiệm giải quyết hành lang an toàn lưới điện nông thôn. Nhờ vậy, hàng chục vụ xâm phạm HLATLĐ đều được chính quyền và người dân hậu thuẫn để các điện lực giải quyết tốt. Riêng về đơn khiếu kiện, chỉ tính năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, có 17 trường hợp. Trong đó, PC Quảng Nam tập trung giải quyết gần hết, chỉ còn 3 trường hợp khiếu kiện dai dẳng, diễn biến phức tạp.

Riêng với các công trình lưới điện do hợp tác xã xây dựng, đã thỏa thuận cấp đất và đền bù từ trước, nhưng đến nay khi chuyển qua Công ty quản lý thì một số hộ dân lại đâm đơn kiện. Tuy nhiên, việc giải quyết phải dựa trên cơ sở pháp lý, không để thiệt thòi cho những hộ dân khiếu kiện chính đáng. Đối với những yêu cầu,  đòi hỏi quyền lợi quá đáng của một số đối tượng, cần có sự chỉ đạo xử lý kiên quyết của chính quyền địa phương nhằm tránh tiền lệ xấu và tâm lý lây lan, khiếu kiện nhiều làm ảnh hưởng đến an ninh - trật tự xã hội và gián đoạn cung cấp điện.

Nhị Triều - Xuân Trâm

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành