Thứ hai 25/11/2024 16:55

Xử lý tài sản bảo đảm: Vướng cơ chế

Xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) được cho là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giải quyết nợ xấu nhưng trên thực tế, hoạt động này đang diễn ra chậm do vướng nhiều quy định pháp lý.
Nhiều khách hàng dùng xe ôtô đắt tiền là tài sản bảo đảm khi vay vốn

Chính sách chưa phù hợp

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong 4 năm qua, tính đến thời điểm 31/12/2015, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 493,09 nghìn tỷ đồng nợ xấu (nợ xấu được xử lý năm 2012: 74,68 nghìn tỷ đồng; năm 2013: 87,98 nghìn tỷ đồng; năm 2014: 143,55 nghìn tỷ đồng; năm 2015: 186,89 nghìn tỷ đồng), trong đó, nợ xấu do các TCTD tự xử lý chiếm 55,4%, còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho Công ty Quản lý tài sản - VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 44,6%.

Chia sẻ tại hội thảo “Quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng” mới đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho rằng, ngoài các giải pháp bán nợ, cơ cấu lại khoản nợ gắn với cơ cấu lại doanh nghiệp… xử lý TSBĐ để thu hồi nợ là giải pháp quan trọng nhất để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu vì hơn 90% khoản nợ xấu có TSBĐ. Tuy nhiên, biện pháp xử lý TSBĐ (bán, phát mại) thu hồi nợ chưa được thực hiện hiệu quả, chỉ đạt khoảng 13,91 nghìn tỷ đồng. Số liệu này cho thấy, việc xử lý TSBĐ thu hồi nợ còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo luật sư Nguyễn Thị Phương - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ pháp chế ngân hàng thuộc Hiệp hội Ngân hàng - quyền xử lý TSBĐ của các TCTD là một loại quyền dân sự. Do đó, các TCTD được thực hiện quyền xử lý TSBĐ theo ý chí của mình với điều kiện tiên quyết là không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và không được lạm dụng quyền gây thiệt hại cho người khác, không vượt quá giới hạn việc thực hiện quyền đó…

Tuy nhiên, thực tiễn xử lý TSBĐ của hệ thống TCTD thời gian qua cho thấy còn tồn tại nhiều rào cản, vướng mắc, bất cập từ nhận thức chưa đúng về quyền xử lý TSBĐ hợp pháp của TCTD nhận bảo đảm. “Các khó khăn vướng mắc do các quy định pháp luật không phù hợp, còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo; có những khoảng trống đến cách hiểu dẫn đến áp dụng pháp luật chưa đúng của tổ chức, cá nhân liên quan”, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh.

Cần cơ chế thực thi hiệu quả

Việc xử lý hiệu quả TSBĐ đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật được xây dựng một cách đồng bộ, minh bạch, phù hợp, tôn trọng quyền chủ nợ hợp pháp của bên cho vay, tạo lập được khuôn khổ pháp lý cho các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ thực thi được quyền hợp pháp của mình theo thỏa thuận; thiết lập được cơ chế, cách thức cho phép các bên lựa chọn được cách xử lý nhanh chóng, thuận tiện, tối đa hóa được giá trị thu nợ từ TSBĐ. Ngoài ra, hệ thống pháp luật này phải được các cơ quan, tổ chức liên quan, các bên tham gia giao dịch thực hiện nghiêm minh.

Đề xuất cho hoạt động này, ông Nguyễn Thành Long - Phó Tổng giám đốc VPBank - bày tỏ: Cần phải có cơ chế thực thi pháp luật để quyền xử lý TSBĐ của các TCTD thực thi hiệu quả, bảo đảm cơ chế về trình tự tố tụng, hành chính làm sao được nhanh nhất.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trước hết cần bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thay vì con nợ, tức bảo vệ quyền sở hữu trọn vẹn là đồng tiền cho vay, thay vì bảo vệ quyền sở hữu hạn chế là đồng tiền đi vay hay tài sản đã đưa vào bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Điều này cần phải được cụ thể hóa trong các quy định liên quan đến giao dịch bảo đảm, xử lý TSBĐ. Bộ Tư pháp cần khẩn trương phối hợp với NHNN, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Tòa án Nhân dân tối cao trình Chính phủ ban hành Nghị định về xử lý TSBĐ.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh:

Quyền xử lý TSBĐ chỉ được thực thi một cách nhanh chóng, hiệu quả và hiệu lực khi nhận thức về quyền, lợi ích và nghĩa vụ của tất cả các bên liên quan trong quan hệ tín dụng ngân hàng được xác lập một cách đúng đắn.

Duy Minh
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

HDBank đạt bộ ba giải thưởng tại cuộc bình chọn 'Doanh nghiệp niêm yết 2024'

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Tín dụng chính sách: Yếu tố giúp Việt Nam thành hình mẫu của thế giới về giảm nghèo

Techcombank tiên phong triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID