Xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng qua thi hành án: Còn nhiều khó khăn

“Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn trong xử lý tài sản ngân hàng”.
Gỡ “nút thắt” trong xử lý tài sản bảo đảm Nhà đất phơi sương, ngân hàng vướng mắc Xử lý tài sản bảo đảm: Vướng cơ chế

Đó là chia sẻ của đại diện Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng thông qua thi hành án dân sự” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức ngày 25/11 tại Hà Nội.

Khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Trong những năm qua, công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định của Tòa án về tranh chấp tín dụng, ngân hàng có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, đã giúp nhiều vụ việc thi hành án dân sự về tín dụng ngân hàng có giá trị lớn, tồn đọng nhiều năm được xử lý kịp thời, dứt điểm, góp phần khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng, giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống trở về mức an toàn.

Xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng qua thi hành án: Còn nhiều khó khăn
Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Ông Đặng Văn Huy, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết, theo số liệu thống kê năm 2022, các cơ quan thi hành án dân sự đang tiến hành tổ chức thi hành án cho 76 tổ chức tín dụng, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Kết quả thi hành án tổ chức ngân hàng năm 2022 cụ thể: Số phải thi hành là 37.058 việc, tương ứng với số tiền là trên 137.311 tỷ đồng (chiếm 4,31% về việc và 41,14% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành của toàn hệ thống). Trong đó, số có điều kiện là 22.473 việc (chiếm 60,64%), tương ứng hơn 74.250 tỷ đồng (chiếm 54,07%).

Đã thi hành xong 6.215 việc (đạt 27,66% trên số có điều kiện), tăng 1.712 việc so với cùng kỳ, số tiền thu được trên 22.544 tỷ đồng (đạt 29,41% trên số có điều kiện), tăng gần 4.300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ thi hành xong năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 tăng 7,39% về việc, tăng 4,1% về tiền. Số việc chuyển kỳ sau là 30.843 việc tương ứng với số tiền là xấp xỉ 114.767 tỷ đồng (bao gồm cả số việc chưa có điều kiện thi hành án).

Từ thực tiễn, các ngân hàng cũng cho biết, lũy kế đến hết quý 3/2022, toàn hệ thống Agribank đang có 3.291 vụ việc trong giai đoạn thi hành án, với số tiền yêu cầu thi hành là 24.139 tỷ đồng, số tiền đã thu hồi 4.277 tỷ đồng, số tiền còn phải thu hồi 20.614 tỷ đồng.

Hay tại VietinBank, tính đến thời điểm hiện nay, số vụ việc trong hệ thống đang được các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thụ lý tổ chức thi hành còn tồn đọng nhiều trên 1.300 vụ việc, với tổng số tiền phải thu là trên 5.400 tỷ đồng. Trong đó, số vụ việc có điều kiện thi hành là 855 vụ; chiếm tỷ lệ 65%.

Còn tại Vietcombank, tính đến thời điểm này, ngân hàng này có 58/122 chi nhánh đang có phát sinh các vụ việc thi hành án dân sự tại hơn 42 tỉnh thành với khoảng 479 vụ việc cùng số tiền dư nợ gốc khoảng 4.924 tỷ đồng và dư nợ lãi là 5.211 tỷ đồng.

Còn đó những khó khăn, vướng mắc

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước mặc dù đã thu được những kết quả tích cực, tuy nhiên việc tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng trên thực tế còn tồn tại, bất cập. Việc thi hành án này chưa đảm bảo quyền của chủ nợ có bảo đảm, gây rủi ro cho bên nhận bảo đảm; lượng án tín dụng ngân hàng tồn đọng khối lượng lớn, trong khi khối lượng án phát sinh thêm hàng năm vẫn tiếp tục tăng, dẫn đến quá tải trong thi hành các bản án tín dụng ngân hàng tại các cơ quan thi hành án.

“Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập hiện nay, do quy định pháp luật thi hành án và pháp luật liên quan chưa đồng bộ, thống nhất, thiếu cụ thể, rõ ràng và do việc hiểu, áp dụng pháp luật của cơ quan thi hành án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và cả từ phía bản thân các tổ chức tín dụng” - ông Phạm Tiến Dũng khẳng định.

Xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng qua thi hành án: Còn nhiều khó khăn
Ông Nguyễn Quang Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp phát biểu

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cũng thừa nhận: Thực tế việc xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng thông qua thi hành án dân sự về rất phức tạp, do các vụ việc phải đưa ra tòa xét xử, thi hành án là những vụ việc mà các bên không thể tự giải quyết, nhiều vụ việc nguồn gốc tài sản phức tạp, không đầy đủ rõ ràng; nhiều vụ việc có sự tranh chấp quyết liệt, gay gắt giữa các bên.

Bên cạnh đó, công tác xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi tiền tài sản cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng còn hạn chế. Nhiều việc chưa giải quyết dứt điểm. Số vụ việc phải tiến hành cưỡng chế vẫn còn nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như một số quy định của pháp luật còn chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn trong xử lý tài sản; hiệu quả công tác phối hợp của một số cơ quan hữu quan có nơi, có lúc còn chưa cao, nhất là trong việc xác minh, đo vẽ, xác định ranh giới, hiện trạng để xử lý quyền sử dụng đất, khấu trừ tiền trong tài khoản...

Thông tin cụ thể về vướng mắc xử lý tài sản bảo đảm, ông Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng cho biết, theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự, đơn yêu cầu phải có nội dung thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Quy định này bắt buộc người yêu cầu thi hành án phải có thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trên thực tế, những người được thi hành án khó có thể tự bản thân họ xác minh được điều kiện của người phải thi hành án. Do bản thân họ không có chuyên môn nghiệp vụ để thu thập xác minh tài sản của người phải thi hành án, đây là một trong những khó khăn trong thực tiễn, cơ quan chức năng cần xem xét, có biện pháp tháo gỡ phù hợp.

Cũng liên quan đến điều kiện thi hành án, theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung) thì việc quy định trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì Chấp hành viên phải xác minh từ 6 tháng một lần hoặc ít nhất 1 năm một lần. Thời gian quy định như vậy là quá lâu, việc chậm xác minh điều kiện thi hành án dẫn đến bên phải thi hành án kịp thời tẩu tán tài sản, gây thiệt hại cho người được thi hành án. Do vậy, ông Long đề nghị xem xét rút ngắn thời gian tiến hành xác minh điều kiện thi hành án đối với trường hợp chưa có điều kiện thi hành án tránh việc bên phải thi hành án kịp thời tẩu tán tài sản trong thời gian này, gây kéo dài thời gian thi hành án.

Từ thực tế, đại diện Vietcombank cho biết, khó khăn, vướng mắc phổ biến nhất trong quá trình xử lý khoản nợ thông qua cơ quan Thi hành án dân sự là thời gian từ khi bắt đầu đề nghị thi hành án đến khi xử lý xong tài sản để thu hồi nợ kéo dài. Hay như vướng mắc cụ thể trong quá trình kê biên, xử lý tài sản bảo đảm là sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức liên quan và chính quyền địa phương trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án chưa hiệu quả.

Từ phía Nam A Bank chia sẻ, việc phối hợp giữa các cơ quan với nhau còn chậm, kéo dài, nặng về hành chính. Điển hình là việc xác minh điều kiện thi hành án giữa: Cơ quan Thi hành án và Cơ quan quản lý đất đai đối với các tài sản là quyền sử dụng đất, giữa Cơ quan thi hành án và Công an đối với các tài sản là động sản như xe ô tô, tàu thuyền, sà lan...

“Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành án thì Cơ quan Thi hành án phải tiến hành cưỡng chế ngay khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người bị thi hành án có điều kiện nhưng không tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế, các Cơ quan Thi hành án thường rất chậm trễ trong việc ra Quyết định cưỡng chế với lý do cần phải xác minh điều kiện thi hành án (Điều 44 Luật Thi hành án). Chính việc Luật thi hành án chưa ấn định cụ thể về thời gian ban hành và tổ chức cưỡng chế thi hành án nên dẫn đến trường hợp Cơ quan Thi hành án chậm trễ, kéo dài thời gian thi hành án” - đại diện Nam A Bank chia sẻ.

Xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng qua thi hành án: Còn nhiều khó khăn

Cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ ngành

Đại diện Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước cho rằng, để công tác xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của ngành ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn, nhất là công tác xử lý tài sản bảo đảm thông qua thi hành án, ngoài việc hoàn thiện thể chế, rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ ngành và các cơ quan liên quan.

Tại hội thảo, đại diện các tổ chức tín dụng cũng kiến nghị, về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự trong công tác thu hồi nợ xấu của tổ chức tín dụng. Đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm; đối với các khoản vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp cân đối để bảo đảm việc thu hồi khoản vay của Ngân hàng Nhà nước nhưng cũng bảo đảm khoản phải thi hành án của các tổ chức tín dụng đối với bên thứ ba tại các cơ quan thi hành án dân sự…

Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; chỉ đạo cơ quan tài nguyên và môi trường các cấp kịp thời cung cấp thông tin xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án liên quan đến đất đai; thực hiện kết nối điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác, xác minh điều kiện thi hành án…

Từ phía Bộ Công an, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác, xác minh điều kiện thi hành án trong tổ chức thi hành án được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, chỉ đạo công an các địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với cơ quan thi hành án dân sự trong công tác bảo vệ cưỡng chế thi hành án, nhất là những vụ việc thi hành án có tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương. Kiên quyết xử lý hình sự đối với những trường hợp cản trở, chống đối việc thi hành án, cố ý chây ỳ, không chấp hành án theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến Bộ Tài chính, các tổ chức tín dụng kiến nghị liên quan đến tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức thẩm định giá nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm, góp phần chấn chỉnh công tác thẩm định giá trong lĩnh vực thi hành án dân sự; chỉ đạo phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản của người phải thi hành án là phần vốn góp, cổ phần, cổ phiếu.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cùng KienlongBank đưa

Cùng KienlongBank đưa 'Phở' bước vào thế giới của thời đại số

Đồng hành cùng sự kiện 'phở số Hà Thành' năm nay, KienlongBank đã đưa đến các giải pháp thanh toán hiện đại, giúp tối ưu hóa thời gian phục vụ.
Ngân hàng KBank đạt giải thưởng Thẻ tín dụng tốt nhất 2024

Ngân hàng KBank đạt giải thưởng Thẻ tín dụng tốt nhất 2024

Thẻ tín dụng KBank Cashback Plus của Ngân hàng KBank vừa được vinh danh là Thẻ tín dụng mới tốt nhất Việt Nam 2024 tại giải thưởng International Finance Awards.
Nhận diện tín dụng và tỷ giá 2025

Nhận diện tín dụng và tỷ giá 2025

Tín dụng có nhiều động lực để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 16% của năm nay. Trong khi đó, tỷ giá đối mặt với không ít áp lực.
HAGL Agrico xử lý số nợ 4.228 tỷ đồng, nhận 32.500 ha đất

HAGL Agrico xử lý số nợ 4.228 tỷ đồng, nhận 32.500 ha đất

Tất toán khoản vay 4.228 tỷ đồng giúp HAGL Agrico giải phóng số tài sản lên tới 32.500 ha đất trồng công nghiệp, gồm 8.500 ha cọ dầu và 24.000 ha cao su.
Giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/1 đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/1 đến 30/6/2025

Nhiều nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% được giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/1/2025 đến 30/6/2025.

Tin cùng chuyên mục

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án WHA Industrial Zone 2 - Nghệ An.
Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024

Bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024

Chính phủ vừa ban hành quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương. Theo đó, sẽ bổ sung 6.434.437 triệu đồng.
Tìm động lực để Việt Nam tăng trưởng 2 con số

Tìm động lực để Việt Nam tăng trưởng 2 con số

Để hướng tới mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt hai con số liên tục trong những năm tiếp theo.
Ngành tài chính thực hiện cam kết về thuế xuất, nhập khẩu

Ngành tài chính thực hiện cam kết về thuế xuất, nhập khẩu

Trong năm 2024, ngành tài chính đã tăng cường hợp tác tài chính đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là thực hiện cam kết về thuế xuất, nhập khẩu.
Ngân hàng và người dân cùng chạy

Ngân hàng và người dân cùng chạy 'nước rút' xác thực sinh trắc học

Thời hạn 1/1/2025 cận kề, cả ngân hàng và người dân cùng chạy “nước rút” xác thực sinh trắc học để không bị gián đoạn khi giao dịch trực tuyến.
Quy định lĩnh vực áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Quy định lĩnh vực áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Việc mở rộng lĩnh vực áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư có công nghệ mới, đảm bảo tính ổn định của pháp luật.
Tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam

Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam

Là 1 trong 2 ngân hàng thuộc nhóm ‘thương hiệu phát triển’, Techcombank phát triển vượt bậc nhờ tầm nhìn, nền tảng công nghệ vượt trội và triết lý kinh doanh.
Những dấu ấn của Home Credit trên hành trình phát triển

Những dấu ấn của Home Credit trên hành trình phát triển

Trong suốt 16 năm hoạt động tại Việt Nam, Home Credit luôn xem phát triển bền vững là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh.
Vietcombank dẫn đầu danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích nhất

Vietcombank dẫn đầu danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích nhất

Vietcombank dẫn đầu danh sách bình chọn Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”, “Top 50 nhà tuyển dụng được ưa thích nhất”, “Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu".
Thị trường chứng khoán duy trì xu hướng vận động đi lên

Thị trường chứng khoán duy trì xu hướng vận động đi lên

Theo các chuyên gia, bước sang tuần giao dịch chuyển tiếp giữa năm cũ và năm mới, thị trường chứng khoán trong nước có thể duy trì xu hướng vận động đi lên.
Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam

Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam

Vietcombank có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam với quy mô đạt 891,4 triệu USD, theo danh sách 25 thương hiệu niêm yết dẫn đầu năm 2024 mà Forbes công bố.
10 sự kiện chứng khoán năm 2024

10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Ngày 28/12, Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán đã công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2024.
NAPAS tung loạt khuyến mãi hấp dẫn đồng hành cùng sự kiện City Tết Fest

NAPAS tung loạt khuyến mãi hấp dẫn đồng hành cùng sự kiện City Tết Fest

Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tung hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn dành riêng cho khách hàng tại sự kiện City Tết Fest
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tiết kiệm chi trong đầu tư là bài toán quan trọng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tiết kiệm chi trong đầu tư là bài toán quan trọng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trả lời phỏng vấn về những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách năm 2024 cũng như các giải pháp cho 2025.
Cảnh giác tình trạng kẻ gian phá máy ATM để chiếm đoạt tiền ngân hàng

Cảnh giác tình trạng kẻ gian phá máy ATM để chiếm đoạt tiền ngân hàng

Thời gian qua, một số ngân hàng bị đối tượng xấu đập phá máy ATM để chiếm đoạt tiền, lắp đặt thiết bị ăn cắp dữ liệu thẻ ATM để làm thẻ giả rút tiền...
Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng và thực hiện biện pháp kiểm soát chênh lệch giá.
Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Công ty CP Phú Thọ Land vừa huy động thành công 950 tỷ đồng qua kênh trái phiếu với lãi suất cố định 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng.
Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày 1/1/2025, thời điểm bắt buộc các chủ tài khoản thanh toán, chủ thẻ phải hoàn tất việc xác thực sinh trắc học.
VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

VnDirect nhận định nhu cầu tín dụng cao sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng, nhưng mức lãi suất được dự đoán sẽ tăng một cách kiểm soát.
Mobile VerionPhiên bản di động