Thứ ba 29/04/2025 07:40

Xử lý nợ xấu: Vẫn ngóng cơ chế

Từ đầu năm đến nay, hơn 12.500 tỷ đồng nợ xấu đã được thu hồi, tuy nhiên theo Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), con số này vẫn thấp so với kỳ vọng. Thiếu cơ chế rõ ràng đang là rào cản lớn nhất trong công tác xử lý nợ xấu.
Cần có thêm ngân sách để xử lý nợ xấu

Khó mua bán nợ theo giá thị trường

Theo VAMC, tính đến ngày 13/9/2016, công ty đã mua 421 khoản nợ của 314 khách hàng với số tiền 12.238 tỷ đồng. Bên cạnh mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC tổ chức phân loại khách hàng để đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ, từ đó xây dựng phương án xử lý nợ đối với từng khoản. Cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa VAMC và các tổ chức tín dụng (TCTD), từ đầu năm đến nay, VAMC thu hồi được 12.520 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo VAMC, công ty đang gặp rất nhiều rào cản trong quá trình xử lý nợ xấu như thiếu hành lang pháp lý trong việc mua bán nợ theo giá thị trường. Đơn cử như việc TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro khi nhận trái phiếu đặc biệt của VAMC khi bán nợ với số tiền ít nhất 80-90% khoản nợ đó, thậm chí phải trích hết 100%. Điều này là rất khó, liệu TCTD có đủ khả năng tài chính để trích lập? Hoặc yêu cầu TCTD xác định bán nợ theo giá thị trường bảo đảm ít nhất bằng giá nợ gốc cũng không hề dễ dàng. Đặc biệt, khi VAMC mua nợ theo giá thị trường thì phải bán theo giá thị trường nhưng hiện nay thị trường mua bán nợ chưa có nên doanh nghiệp cũng rất thận trọng trong mua nợ xấu, hạn chế tối đa việc bán nợ dưới giá vốn. “Việc VAMC mua nợ và TCTD bán nợ theo giá thị trường bằng giá gốc đang là vấn đề cốt lõi gây khó khăn trong việc mua bán nợ theo giá thị trường” - đại diện VAMC chia sẻ.

Có nên dùng ngân sách để xử lý nợ xấu?

Trong dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo đang lấy ý kiến các bộ, ngành, vấn đề nợ xấu đã được đề cập trực diện bằng đề xuất dùng ngân sách nhà nước (NSNN) để xử lý nợ xấu.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright trong một hội thảo kinh tế vừa được tổ chức - nêu quan điểm: Dùng nguồn lực nhà nước để thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu là cần thiết. Ông Thành cho rằng, hiện Việt Nam đang đối mặt với thách thức ngắn hạn là tình trạng ngành ngân hàng hoạt động không hiệu quả và nợ xấu. Trong 5 năm qua, các báo cáo công bố đều cho thấy tỷ lệ nợ xấu giảm mỗi năm, nhưng thực tế lại cao hơn nhiều, nếu tính cả số nợ xấu được chuyển sang VAMC và nợ xấu giấu trong các hạng mục tài sản có khác của ngân hàng.

Nguồn lực mà nhà nước có thể dùng để xử lý một phần nợ xấu, theo ông Thành, có thể đến từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn khỏi các công ty lớn như Vinamilk, Sabeco.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính - nhận định: Đề xuất dùng ngân sách xử lý nợ xấu là một phương án rất khả thi, tuy nhiên, phải có phương án rõ ràng.

Đồng quan điểm này, TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính - cũng cho rằng, cần có thêm ngân sách xử lý nợ xấu để VAMC mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, thị trường mua bán nợ cũng cần sớm được hình thành với những hành lang pháp lý rõ ràng để thu hút các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân.

Theo tính toán của các chuyên gia, số tiền ngân sách cần để xử lý nợ xấu vào khoảng 5.000 đến 10.000 tỷ đồng. Đây được xem là “vốn mồi” để VAMC mua nợ xấu với giá thị trường, sau đó quay vòng vốn.
Duy Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Vietcombank rót vốn cho 50 máy bay của Vietnam Airlines