Thứ tư 13/11/2024 16:26

Xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp với lực lượng chức năng, tăng cường giám sát hoạt động của toàn bộ các cửa hàng xăng dầu kịp thời xử lý nghiêm vi phạm.

Lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã chủ động phối hợp với lực lượng chức năng, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của toàn bộ các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu…, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ông Thương về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã chủ động phối hợp với lực lượng chức năng, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của toàn bộ các cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Gần đây nhất, trước thông tin giá xăng dầu điều chỉnh tăng ở biên độ lớn vào ngày 11/5, Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh… đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường đồng loạt thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn quốc nhằm ngăn ngừa các hành vi găm hàng trục lợi và các hành vi gian lận khác về giá.

Lực lượng quản lý thị trường dán decal đường dây nóng tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, lực lượng quản lý thị trường cũng phát hiện nhiều vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Các vi phạm chủ yếu, như: Bán xăng có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; chủ cơ sở không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng, không xuất trình được hóa đơn, chứng từ của xăng trong cột bơm xăng mini di động; hoặc hoạt động không có giấy phép.

Thậm chí, có trường hợp cửa hàng thực hiện tốt việc đăng ký thời gian bán hàng, đăng ký hệ thống phân phối, treo biển hiệu, cũng như niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, nhưng lại sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường. Hay những vi phạm khác như: Cửa hàng không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; sử dụng giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu nhưng hết hiệu lực… cũng bị lực lượng quản lý thị trường xử phạt hành chính.

Đơn cử như mới đây, Cục Quản lý thị trường Bình Thuận vừa xử phạt 50 triệu đồng một công ty xăng dầu ở Thôn 4, xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận do hoạt động kinh doanh xăng dầu không có giấy phép; Cục Quản lý thị trường Tiền Giang xử phạt 2 cửa hàng kinh doanh vi phạm về điều kiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông gần 43 triệu đồng; 3 cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu ở Tiền Giang cũng bị phạt 90 triệu đồng. Trước đó, vào cuối tháng 3, chi nhánh Công ty Cổ phần xăng dầu KK Oil - cửa hàng xăng dầu số 50 (số 20, Nguyễn Chí Thanh, Khu phố 6, Phường 3, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) đã nộp phạt 328.500.000 đồng về hành vi bán xăng có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, lực lượng quản lý thị trường còn tổ chức ký cam kết và dán decal đường dây nóng tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, việc tổ chức dán decal thông báo đường dây nóng để các tổ chức, cá nhân khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu liên hệ tới số điện thoại đường dây nóng để lực lượng quản lý thị trường có biện pháp xử lý kịp thời.

Ông TRẦN HỮU LINH - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT: Để kiểm soát, bình ổn thị trường xăng dầu trong nước cũng như ngăn chặn hành vi sản xuất, kinh doanh xăng dầu kém chất lượng rất cần sự phối hợp liên ngành.
Tuệ Minh
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không

Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng trong 10 tháng

Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa tiêu hủy hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra, xử lý thuốc lá điếu nhập lậu dịp cuối năm

Bắc Giang: Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc