Thứ bảy 28/12/2024 18:36

Xây dựng chuỗi giá trị bền vững để nông sản Việt tiến sâu vào thị trường EU

Là quốc gia không có nguy cơ quá cao về mất rừng, nhưng Việt Nam cần xây dựng chuỗi giá trị bền vững để sản phẩm nông sản tiến sâu hơn vào thị trường EU.

Đây là khẳng định của ông Rui Ludovino - Tham tán thứ nhất, phụ trách Chính sách về Khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội - Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tại phiên họp “Sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng”, trong khuôn khổ Hội nghị Toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững diễn ra chiều 25/4, tại Hà Nội.

Nguyên nhân mất rừng nằm sâu trong chuỗi cung ứng

Phiên họp được diễn ra trong bối cảnh nạn phá rừng và suy thoái rừng đang là nguyên nhân chính dẫn tới biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học trên toàn cầu. Ngoài ra, Liên minh châu Âu vừa đồng thuận quy định về chuỗi cung ứng không gây mất rừng.

Toàn cảnh phiên họp

Bà Kin Yii Young - Cố vấn kỹ thuật cao cấp khu vực UNDP - chia sẻ, Chính phủ và khu vực tư nhân đang phát triển các khuôn khổ và quy định mới để thúc đẩy sản xuất bền vững hơn và tuân thủ các thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu. Ở các quốc gia tiêu thụ hàng đầu, số lượng người áp dụng lối sống bền vững hơn đã tăng mạnh trong 5 năm qua. Người tiêu dùng ngày càng tập trung vào việc mua những gì họ cần, giảm tiêu thụ thịt, các mô hình ít carbon, không lãng phí khi đóng gói,….

Năm 2021, COP26 ở Glasgow đã tạo động lực mới cho hoạt động bảo tồn rừng trên toàn thế giới. Các bên ký kết tuyên bố Glasgow về sử dụng đất và rừng cam kết “ngăn chặn và đảo ngược” tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030, đồng thời “mang đến sự phát triển bền vững và thúc đẩy quá trình chuyển đổi nông thôn toàn diện”. 144 quốc gia đã đăng ký chiếm 90% diện tích rừng toàn cầu.

Dù vậy, theo bà Kin Yii Young, bất chấp tất cả các thỏa thuận, hành động và quy định này, sản xuất hàng hóa toàn cầu vẫn là nguyên nhân hàng đầu của nạn mất rừng. Các nhà sản xuất, công ty, chính phủ và người tiêu dùng gặp khó khăn để hiểu vai trò và trách nhiệm của họ trong việc mất rừng và cách vận hành những thay đổi mang lại các tác động đáng kể.

“Khi mà các nguyên nhân mất rừng nằm sâu trong chuỗi cung ứng, cần phải có các giải pháp sáng tạo và hợp tác. Giảm mất rừng là một con đường quan trọng không chỉ để tuân thủ các quy định và xu hướng của thị trường mới mà còn để đảm bảo sản xuất bền vững”, bà Kin Yii Young nhấn mạnh.

Thông tin về Nghị viện châu Âu đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng, ông Rui Ludovino - Tham tán thứ nhất, phụ trách Chính sách về Khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội - Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam – cho hay, theo kế hoạch, vào khoảng tháng 12/2024 hoặc tháng 1/2025 dự luận này sẽ có hiệu lực, riêng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được trì hoãn thêm 6 tháng sau thời gian hạn này.

Việt Nam đang thực hiện Hiệp định thương mại với EU nhằm tạo khung pháp lý cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU (Hiệp định VPA/FLEGT), trong đó có quy định về pháp lý, về phát triển bền vững ngành gỗ. Hiệp định VPA/FLEGT là điểm mạnh của Việt Nam, cho phép Việt Nam có quy trình quản trị về rừng. Đây là cơ sở quan trọng của ngành gỗ Việt Nam mà các ngành khác có thể noi theo như: cao su, cà phê…

Ông Rui Ludovino cho rằng, ngành gỗ và cà phê sẽ bị tác động lớn bởi quy định của EU. Do đó, các quốc gia cần có hệ thống theo dõi để đảm bảo sản phẩm nông sản được sản xuất không gây mất rừng.

“EU sẽ ban hành một số hướng dẫn, nhưng các quốc gia cũng phải chuẩn bị để kiểm soát trong chuỗi cung ứng của mình. Việt Nam là quốc gia không có nguy cơ quá cao về mất rừng nhờ các chính sách bảo vệ rừng. Nhưng Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong xây dựng chuỗi cung ứng bền vững để sản phẩm nông sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường EU”, ông Rui Ludovino nói.

Những khuyến nghị từ UNDP

Liên quan đến vấn đề nêu trên, ông Patrick Haverman - Phó trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam – cho biết, trong bối cảnh mở rộng nông nghiệp gây ra gần 90% diện tích rừng bị mất trên toàn cầu, các quy định và cam kết không gây mất rừng cần được hiểu rõ và chuyển thành các hành động tích cực trên thực tế.

Cà phê một trong số các mặt hàng chịu tác động bởi dự luật mới của EU quy định về chuỗi cung ứng không gây mất rừng

Theo ông Patrick Haverman, thay vì đưa ra các chính sách, luật, quy định và chương trình hoàn toàn mới để đáp ứng các yêu cầu quốc tế mới và đang được quan tâm như quy định không mất rừng của Liên minh châu Âu, bước tiếp theo cần làm là xem các hệ thống và khuôn khổ chính sách hiện có có thể kết nối được với các quy định này như thế nào, và làm thế nào để cải thiện các hệ thống này, hướng tới những thay đổi trực tiếp nhằm chuyển đổi sáng tạo, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.

Bên cạnh đó, các bên liên quan như người tiêu dùng, công ty thương mại và các tổ chức tài chính có vai trò nổi bật hơn trong việc định hình thị trường cũng như tiêu dùng bền vững và có trách nhiệm, từ đó sẽ thúc đẩy chuỗi cung ứng và sản xuất bền vững.

Các nông hộ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu các quy định về không gây mất rừng và bền vững được áp dụng do quá trình thẩm định nghiêm ngặt và tốn kém. Vì vậy, cần kết hợp các biện pháp để hỗ trợ và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương này.

“Với các quy định và bối cảnh quốc tế gần đây về sản xuất và thương mại bền vững, và chuỗi cung ứng không gây mất rừng, UNDP sẵn sàng làm việc với các đối tác chính phủ và khối tư nhân để xây dựng một môi trường thuận lợi cho chuỗi cung ứng nông sản không gây mất rừng và hỗ trợ các mô hình thương mại và sản xuất không gây mất rừng, vì lợi ích của môi trường và con người, đăc biệt là các nông hộ nhỏ và các cộng đồng dễ bị tổn thương”, ông Patrick Haverman chia sẻ.

Để cụ thể hóa các cam kết “ngăn chặn và đảo ngược” tình trạng mất rừng và suy thoái đất, châu Âu thông qua các dự luật nhằm cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng. Theo đó, các công ty xuất, nhập khẩu sẽ phải truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nhập khẩu bán trên thị trường EU có sản xuất tại các khu vực bị mất rừng hay không.

Ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho hay, sản xuất và thương mại hàng hóa nông sản cần phải được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, không mở rộng diện tích nhưng tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cũng như tăng cường sinh kế cho cộng đồng.

Việc trao đổi, thảo luận và học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác quốc tế về các thực hành tốt có thể được áp dụng cho các ngành hàng và các bên liên quan để xây dựng lộ trình phát triển các ngành hàng nông sản của Việt Nam theo hướng bền vững không gây mất rừng trong thời gian tới.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/12: Quân Nga dội đòn bất ngờ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ (kiêm nhiệm Liechtenstein)

Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Italy

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria và Iraq)

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'