Thứ tư 27/11/2024 15:34

Xã của những ngôi biệt thự nhờ phát triển cây quế hữu cơ

Nậm Đét là xã tiên phong đi đầu trong việc đat chứng nhận quế hữu cơ quốc tế của tỉnh Lào Cai, mở đầu cho xu hướng sản xuất quế hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Với 1.323,6 ha, chiếm 70,9% tổng diện tích quế toàn xã Nậm Đét đang được canh tác và được công nhận là đạt quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trung bình, giá bán mỗi kg quế hữu cơ khô đã qua sơ chế hiện nay là 72.000 - 75.000 đồng, cao gấp 3 lần so với 3 đến 4 năm về trước. Sản phẩm quế hữu cơ Nậm Đét đã có mặt tại các thị trường quốc tế như Mỹ, châu Âu…

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dẫn cách sơ chế quế thành các mặt hàng có giá trị như quế ống sáo, ống điếu, quế thuốc lá, chặt vuông…

Giá trị gia tăng từ chứng nhận quế hữu cơ

Nậm Đét là xã miền núi xa xôi của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Người dân sống ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả và nghèo đói. Phụ nữ dân tộc thiểu số lại càng phải chịu nhiều thiệt thòi hơn do những định kiến từ lâu đời về vai trò nữ giới trong xã hội. Ngày nay, Nậm Đét đã vươn lên một cách kỳ diệu trở thành một xã nông thôn mới điển hình.

Từ một nơi trồng quế theo từng hộ gia đình, bán vỏ quế chất lượng thấp, giá rẻ cho những thương lái nhỏ lẻ, các hộ dân đã liên kết lại thành tổ nhóm, hợp tác xã để cùng sản xuất và kinh doanh quế hữu cơ giá trị cao, bán hàng theo thỏa thuận với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Chìa khóa của sự thành công ở đây chính là hình thành chuỗi giá trị quế hữu cơ.

Các hộ nông dân trồng quế xã Nậm Đét đồng loạt bảo nhau đi học tại các lớp tập huấn do các cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến xã tổ chức về kỹ thuật trồng, chăm sóc quế theo hướng hữu cơ, quản lý theo một quy trình thống nhất

Nhờ vào hiệu quả của việc hình thành chuỗi giá trị quế hữu cơ tại Nậm Đét mà giá quế ở Bắc Hà đã liên tục tăng trong những năm qua. Xã Nậm Đét đã có điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân trong xã. Mặc dù là một xã miền núi vùng sâu của huyện Bắc Hà nhưng Nậm Đét hôm nay đã trở thành một xã thịnh vượng.

Với những lợi ích về kinh tế từ cây quế, trên địa bàn xã hiện nay đã không còn nhà tạm, dột nát; 83% số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn. Nậm Đét được mệnh danh là “xã của những ngôi biệt thự” với 65-73% số hộ có nhà kiên cố, nhà tầng. Tất cả các hộ dân ở đây đều có xe máy, nhiều hộ có ô tô nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.

Nông dân trồng quế xã Nậm Đét đã thay đổi tư duy sản xuất tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm quế Lào Cai trên thị trường.

Có thể nói trồng quế ở Nậm Đét đang có sự kết hợp hài hòa giữa tri thức bản địa với khoa học kỹ thuật để tạo dựng giá trị mà cây quế mang lại cho người dân địa phương. Cây quế sau 3 đến 5 năm trồng đã bắt đầu cho thu hoạch từ việc tỉa cành, lá; sau 7 đến 10 năm có thể chặt tỉa và sau 14 đến 15 năm thu hoạch một phần hoặc thu hoạch trắng để lấy vỏ và trồng lại. Mỗi ha quế trong một chu kì khoảng 10 đến 12 năm cho thu nhập khoảng 800-900 triệu đồng.

Để đạt được giá trị từ cây quế thì các hộ, nhóm hộ trồng quế nằm trong danh sách được chứng nhận hữu cơ đã ứng dụng tốt quy trình sản xuất quế theo hướng bền vững đã được đơn vị chuyên môn tập huấn. Đặc biệt, trong quá trình trồng, người dân chú ý tăng cường độ phì nhiêu của đất, không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại tổng hợp, phân bón tổng hợp, thay vào đó là sử dụng phân, thuốc có gốc sinh học, thậm chí là phát, nhổ cỏ bằng phương pháp thủ công. Người dân đã tiến hành tỉa thưa cành, cây con, tạo điều kiện tốt nhất để cây phát triển.

Trong quá trình thu hoạch, bóc tách vỏ quế khỏi thân cây hoặc phơi khô, vận chuyển vỏ quế đều chú ý tránh, giảm va đập, hoặc tiếp xúc với nền đất, vật dụng không đảm bảo vệ sinh. Qua nghiên cứu, đánh giá của nhiều tổ chức thì chất lượng tinh dầu quế của Lào Cai nói chung, Nậm Đét nói riêng đều đạt và vượt các tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng để xuất khẩu.

Các hộ trồng quế trong xã Nậm Đét đã đưa máy móc vào sơ chế quế tạo ra các sản phẩm có giá trị cao

Hợp tác và gắn kết

Cùng với những thành tích về kinh tế, các cộng đồng người dân tộc Dao ở các thôn, bản của xã Nậm Đét đã gắn bó với nhau, đoàn kết cùng nhau chia sẻ cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là cách sơ chế quế, hướng dẫn cùng nhau chăm sóc quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Thông qua quá trình hợp tác trong sản xuất kinh doanh quế. sự gắn kết giữa các hộ dân trong sản xuất và đời sống ngày càng được nâng cao khi họ tham gia vào những tổ chức địa phương được hình thành trong chuỗi giá trị quế hay trong hợp tác xã quế hữu cơ Nậm Đét.

Đặc biệt, nhờ tham gia vào tổ nhóm sản xuất kinh doanh quế hay hợp tác xã mà vai trò của người phụ nữ dân tộc Dao ở Nậm Đét đã được cải thiện. Nếu như trước đây, phụ nữ người dân tộc thiểu số nói chung, phụ nữ dân tộc Dao nói riêng chỉ biết đến việc sinh con đẻ cái và làm công việc trong nhà, thì nay vẫn là lao động nhưng đã tạo ra khối lượng của cải vật chất, mang lại giá trị kinh tế, được giao lưu, học hỏi, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Những hoạt động tập thể như thế này đã và đang giúp nhiều chị em nâng cao năng lực, gạt bỏ tự ti, nỗ lực vươn lên, khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội.

Hay với nhiều gia đình nơi đây, quan niệm việc nhà là của phụ nữ đã dẫn thay đổi. Không phân biệt công việc của ai, ai phải làm mà tất cả đều là sự chia sẻ, bình đẳng để cùng phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. Trong khi chị Bàn Thị Chạn, thành viên tổ nhóm nông dân cùng sở thích trồng quế thôn Bản Lắp làm cỏ cho nương quế thì chồng chị, anh Triệu A Sềnh cùng con rửa bát, nấu cơm, giặt quần áo… Tương tự như vậy, gia đình anh Đặng Văn Hán, chị Đặng Thị Tâm ở thôn Cốc Đào cũng thường xuyên chia sẻ công việc nhà với nhau, lau nhà, giặt quần áo,… anh Hán đều làm đỡ cho vợ.

Bảo vệ đất rừng và giữ sạch nguồn nước thôn bản

Đặc biệt phát triển chuỗi giá trị quế theo hướng sản xuất hữu cơ còn đem lại những thành tựu quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường ở địa phương, giúp tăng thêm tính bền vững của mô hình này. Một trong những nguyên tắc để đạt được chứng nhận quế hữu cơ là không xâm lấn rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ để canh tác hữu cơ. Nhờ vậy, xã Nậm Đét đã không chỉ duy trì mà còn tăng được độ che phủ rừng. Nhiều diện tích nương sắn, ngô đã chuyển đổi rừng trồng quế.

Trong quy trình sản xuất quế hữu cơ, 100% các hộ đều cam kết thực hành không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây quế. Điều nay đã góp phần bảo vệ chống xói mòn và bồi dưỡng sự màu mỡ cho đất rừng, hạn chế ô nhiễm các nguồn nước suối khe trong khu vực, đảm bảo môi trường tự nhiên sạch các hóa chất độc hại đối với người và vật nuôi trong vùng.

Nam giới và phụ nữ ở xã Nậm Đét bình đẳng hơn về giới, kể cả công việc nhà và chăm sóc con cái khi tham gia các lớp tập huấn về phát triển quế hữu cơ và bình đẳng giới

Hình thành và nhân rộng diện tích cấy quế, nhất là những cánh rừng quế đã được chứng nhận hữu cơ; tăng sản lượng, chủng loại sản phẩm chế biến từ nguyên liệu quế hữu cơ đã và đang là hướng đi đúng đắn tại xã Nậm Đét.

Hướng đi này để phát triển một cách bền vững rất cần sự chung tay tích cực và thiết thực hơn nữa từ nhiều phía, trong đó có người dân, doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý để chắp cánh cho sản phẩm quế tại xã Nậm Đét nói riêng và sản phẩm quế Lào Cai vươn xa thị trường quốc tế.

Lưu Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển