Thứ hai 23/12/2024 04:33

Vượt 10 tỷ USD, xuất khẩu sắt thép bứt phá

Sau 11 tháng, sắt thép đã ghi danh vào nhóm các mặt hàng xuất khẩu chục tỷ USD với mức tăng trưởng đáng ghi nhận.

Xuất khẩu sắt thép khởi sắc

Tháng 11/2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt 765.000 tấn thép các loại, tương đương so với cùng kỳ. Thép xây dựng thành phẩm ghi nhận hơn 271.000 tấn, trong đó riêng xuất khẩu hơn 100.000 tấn, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ.

Trong tháng vừa qua, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ các loại đều tăng cao. Thép xây dựng đạt hơn 100.000 tấn, gấp 2,3 lần so với năm ngoái. Trong khi đó, Tôn Hòa Phát lần đầu tiên xuất khẩu tới 55.000 tấn/tháng, chủ yếu đến từ nhu cầu với mặt hàng tôn mạ kẽm của thị trường Mỹ và châu Âu tăng cao.

Lũy kế 11 tháng, Tập đoàn Hòa Phát đạt tổng sản lượng bán hàng thép các loại đạt 8 triệu tấn, tăng 33% so với cùng kỳ. Thép xây dựng là 3,5 triệu tấn, tăng 15%, trong đó riêng xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm đạt 914.000 tấn, tăng 90%. Sản lượng thép cuộn cán nóng đạt hơn 2,3 triệu tấn.

Hoà Phát là một trong những doanh nghiệp đã tận dụng tốt thị trường để gia tăng xuất khẩu sắt thép thời gian qua. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 11 tháng năm 2021, Việt Nam ghi nhận giá trị xuất khẩu thép chính thức đạt mốc 10 tỷ USD, lần đầu tiên mặt hàng thép lọt câu lạc bộ xuất khẩu trên 10 tỷ USD, đồng thời là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ cao nhất, đạt 129,8%. Trong khi các mặt hàng còn lại trung bình 10-20%.

Xuất khẩu sắt thép có nhiều tín hiệu vui

Theo VSA, nhu cầu thị trường tăng mạnh giúp xuất khẩu sắt thép trong nước gặp nhiều thuận lợi. Các nhà sản xuất lớn trong nước như Hoà Phát, Tôn Hoa Sen hay Nam Kim đều đạt con số xuất khẩu ấn tượng.

Sắt thép các loại của nước ta được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường ASEAN, Trung Quốc, EU, Mỹ. Trong các thị trường lớn, lượng xuất khẩu ở khu vực châu Á có chiều hướng giảm, nhưng ở thị trường EU và Mỹ lại tăng trưởng vượt trội.

Cơ hội từ thị trường

Về triển vọng xuất khẩu thép trong tháng cuối năm, VSA dự báo, với nhu cầu tiêu thụ tăng, nhất là thiếu hụt nguồn cung thép tạm thời tại Trung Quốc, xuất khẩu thép sẽ tăng trưởng tốt.

Nhu cầu thị trường tăng và giá cạnh tranh, theo Công ty Chứng khoán VietcomBank (VCBS) là lợi thế cho xuất khẩu thép của doanh nghiệp trong nước. Báo cáo triển vọng ngành thép của VCBS phân tích, Trung Quốc giảm dần sản lượng xuất khẩu gây ra thiếu hụt cho các đối tác thường xuyên nhập khẩu thép từ nước này. Việc này mở ra cơ hội cho các quốc gia xung quanh thâm nhập vào thị trường này.

Còn với thị trường châu Âu, các biện pháp tự vệ như áp dụng quota khiến các quốc gia đang xuất khẩu lớn vào châu Âu thời gian ngắn khó tăng sản lượng nhu cầu tăng đột biến. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp thép Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Về giá, hiện giá thép sản xuất của doanh nghiệp Việt khá cạnh tranh do các nhà sản xuất tự chủ đường nguồn cung thép cuộn cán nóng (HRC).

Với Mỹ, mới đây, vào ngày 15/11, gói đầu tư 1.200 tỷ USD dành cho cơ sở hạ tầng đã được Tổng thống Mỹ ký phê chuẩn, đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất vào cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ kể từ Đạo luật Đường cao tốc Viện trợ Liên bang năm 1956.

Trong đó, các dự án có nhu cầu huy động thép bao gồm 110 tỷ USD giành cho đường các dự án giao thông trọng điểm, 66 tỷ USD giành cho đường sắt, 39 tỷ USD giành cho phương tiện công cộng và 7,5 tỷ USD giành cho xe điện.

Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ ước tính cứ 100 tỷ USD đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng thì sẽ làm tăng nhu cầu thép trong nước lên 5 triệu tấn.

Nhu cầu thép thế giới đã tăng đáng kể từ Quý 1/2021 khi hàng loạt quốc gia đã phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn tối thiểu đến hết nửa đầu năm 2022, qua đó kích thích các nhà sản xuất thép Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ.

Mặt khác, Chính phủ Ấn Độ cũng đã thông báo khởi động kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1.350 tỷ USD vào đầu tháng 8. Gói đầu tư này sẽ tập trung thúc đẩy sản xuất công nghiệp và tăng trưởng kinh tế với trọng tâm là mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông và sử dụng nhiên liệu sạch hơn. Thị trường này cũng là cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024