Thứ tư 06/11/2024 06:20

Vườn cà phê ba tầng sinh thái

Vườn cà phê ba tầng sinh thái là khu vườn từ lâu vốn chỉ được trồng độc canh cây cà phê thì nay lại có thêm các cây khác như sầu riêng, bơ, tiêu hay cây điều.

Vườn cà phê bây giờ có các loại cây với độ cao khác nhau nên đã tạo ra các tầng lá khác nhau, vừa làm nhiệm vụ che bớt gió, sương và một phần cường độ ánh sáng quá mạnh để làm thay đổi tiểu khí hậu có lợi cho cây cà phê nên dù chưa trồng xen thì người ta cũng đoán chắc là lợi hơn vườn cà phê trồng thuần.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù trong mấy năm gần đây giá cà phê không mấy hấp dẫn, chỉ dao động từ 36-40.000đ/kg nhưng bà con không ai chịu bỏ đất hoang như trường hợp với một số cây khác mà trái lại, diện tích cà phê vẫn tăng lên đều đặn.

Ví dụ, đến năm 2020, chỉ tính riêng cho khu vực Tây Nguyên thì diện tích cà phê đã đạt con số 639.000ha, tăng 138.300ha so với năm 2010 (26,1%), năng suất cà phê cũng tăng lên 5,7 tạ để đạt mức 28 tạ/ha (tăng 25,5% so với năm 2010). Cũng tính đến năm 2020, đã có14.856ha được tái canh và ghép cải tạo, và bà con cũng đã đưa vườn cà phê vào diện xen canh đến 138.100ha (chiếm 21,5%) so với tổng diện tích cà phê của khu vực.

Khi trao đổi với một số bà con, có nhiều ý kiến cho rằng trồng xen các loại cây nông nghiệp vào vườn cà phê không tốn thêm công so với kỹ thuật cũ mà lại có lợi vì có thêm thu nhập ổn định, nhất là vào những năm cà phê mất giá. Theo gói kỹ thuật canh tác cà phê thì khi trồng mới bà con phải thiết kế các hàng cây lâm nghiệp để chắn gió.

Việc tìm kiếm đủ số lượng cây chắn gió vừa tốn công vận chuyển vừa tốn thêm chi phí mà không có phần thu nhập bổ sung như trường hợp trồng xen với cây nông nghiệp. Trồng xen cũng không tốn thêm phân bón, nước tưới và các hoạt động chăm sóc khác. Vì vậy, trồng xen trong vườn cà phê là biện phát kỹ thuật được nông dân hưởng ứng rất nhanh chóng.

Đến thăm vườn cà phê khác của anh Trần Văn Định tại ấp 8, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, lúc đầu chỉ trồng cà phê thuần, về sau làm theo lời khuyên của khuyến nông, anh trồng điều xen, vừa làm bóng mát vừa để có thêm thu hoạch.

Trong những năm giá cà phê trên thị trường bị giảm mà giá hạt tiêu lại tăng đến mức quá hấp dẫn. Nhiều hộ phá bỏ cà phê để trồng tiêu, nhưng anh thấy cà phê còn sung sức nên tiếc, chỉ trồng xen thêm tiêu vào nương cà phê. Thế là trong vườn cà phê 4ha của anh giờ đây có mặt 3 loại cây: 2.800 cây cà phê trong đó có 1.800 cây cà phê mới trồng bằng cây ghép và 1.000 cây do bản thân anh học hỏi để tự ghép cải tạo. Từ vườn cà phê trồng thuần rồi xen cây điều thì nay vườn cà phê của anh đang hiện hữu 3 tầng sinh thái. Cây che bóng có tán rộng là điều, cây che bóng tán hẹp là tiêu và cà phê nấp dưới bóng của tiêu và điều. Tính sơ bộ mỗi vụ điều xen, năm thất mùa cũng thu được 8,5 tấn hạt, năm được mùa đạt đến 10-11 tấn. Bây giờ cây điều đang "nuôi" cây tiêu và cà phê.

Tuy vậy, vườn cà phê chưa đầy 3 năm tuổi của anh đã cho được 6 tấn cà phê bói, bình quân mỗi ha chỉ trên 900 cây đã cho vụ bói đến 1,5 tấn nhân, còn tiêu cũng chưa đầy 30 tháng tuổi nhưng cũng đang cho trái. Nhìn toàn vườn cả 3 loại, cây loại nào cũng sung sức. Anh dự tính với vóc dáng cây như hiện nay thì tiêu nay mai cho năng suất không dưới 5 kg/gốc và cà phê cũng không dưới 4 tấn/ha với số 900 cây/ha.

Được hỏi từ đâu anh nảy ra kinh nghiệm xây dựng 3 tầng sinh thái như thế này. Anh trả lời đầy tin tưởng rằng, mình ít chữ nhưng nhờ học hỏi từ các nguồn thông tin đại chúng, các kinh nghiệm do khuyến nông và ngay cả các đại lý vật tư nông nghiệp.

Ngoài ra mấy năm gần đây cán bộ của Công ty CP Phân bón Bình Điền thường lui tới tư vấn về cách sử dụng phân bón nên có được mô hình như thế này. Anh nói, tuy vườn có 3 cây nhưng chỉ cần bón phân cho cà phê và tiêu còn điều ăn ké phân của 2 cây này. Nhờ vậy, lượng phân tiêu tốn không nhiều: Cả 3 cây anh chỉ bón 2 đợt Đầu Trâu cà phê mùa khô, mỗi cây chừng 400g, cây tiêu cũng vậy. Vào mùa mưa, anh sử dụng phân Đầu Trâu NPK 16-16-8, mỗi lần bón khoảng 300 kg/ha, bón 4-5 lần/năm chung cho 4ha.

Như vậy, so với cà phê hay tiêu trồng thuần thì canh tác xen canh tốn ít phân, lại tốn ít công lao động cho việc bón phân và làm cỏ. Chỉ vào gốc cà phê, anh nói: bác thấy đấy, gốc cà phê được phủ dầy lá khô, vườn lại được che bóng tốt nên đất ít bị bốc hơi, nhưng lại thoáng mát nên cũng ít sâu bệnh phá hại. Thỉnh thoảng trên cà phê cũng có hiện tượng khô chùm quả, hay khô cành hoặc cũng có rệp sáp lác đác. Nhưng đều là nguồn sâu bệnh nhẹ nên cũng ít sử dụng thuốc hóa học.

GS.TS. Mai Văn Quyền
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón Bình Điền

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn