Vụ ám sát hụt ông Trump ảnh hưởng như thế nào đến cuộc bầu cử Mỹ?
Vụ ám sát “phản tác dụng”
Các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin, vào ngày 13/7, một vụ nổ súng đã xảy ra tại cuộc vận động tranh cử của cựu Tổng thống /chu-de/donald-trump.topic ở thành phố Butler, bang Pennsylvania. Ông Trump bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Kẻ ám sát bị tiêu diệt và vụ việc cũng khiến một khán giả thiệt mạng.
Xét một cách toàn diện từ đầu năm 2024 đến nay, tiến trình bầu cử Mỹ đã trải qua sự đảo ngược đầy kịch tính: Từ sự buồn tẻ ban đầu không có hồi hộp - cuộc đối đầu giữa ông Biden và ông Trump gần như là một kết quả đã được định trước, sau đó chuyển dần sang những bất ngờ.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảm ơn Cơ quan Mật vụ Mỹ và tất cả cơ quan thực thi pháp luật vì phản ứng nhanh chóng trong vụ nổ súng vừa diễn ra ở thành phố Butler. Ảnh: AP |
Về phía ông Trump, ông đã trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết tội và mang tội khi tranh cử trong lịch sử nước Mỹ. Trước cuộc khủng hoảng tư pháp, tuy ông Trump phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, nhưng ông cũng đã xoay chuyển được tình thế, trong đó có phán quyết của Tòa án tối cao liên bang là ông có quyền miễn trừ đối với một số hành vi bị cáo buộc với tư cách là tổng thống trong vụ can thiệp bầu cử liên bang.
Về phía ông Biden, màn đối đầu được cho là thất thế của ông trong cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên đã gây chấn động thế giới bên ngoài.
Hiện nay lại xảy ra một vụ ám sát hụt thậm chí còn cực đoan hơn, tạo thêm kịch tính cho cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử Mỹ sắp tới sẽ phát triển theo hướng nào? Giáo sư Vi Tông Hữu tại Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) cho rằng, vụ ám sát thể hiện rõ việc ngăn chặn ông Trump tiếp tục tranh cử lại phản tác dụng, nhìn chung có thể là một điểm cộng cho ông.
Trong một số cuộc thăm dò dư luận ở những bang dao động quan trọng, tỷ lệ ủng hộ ông Trump cao hơn một chút so với ông Biden.
Tuy nhiên, vụ ám sát có thể giúp những người theo đảng Cộng hòa và cử tri đoàn kết xung quanh ông Trump, đồng thời tăng cường gắn kết nội bộ. Thậm chí, vụ ám sát có thể gây ảnh hưởng đến những cử tri trung lập đang dao động. Xét cho cùng, một vụ ám sát bạo lực sẽ kích động thái độ giận dữ và tạo ra sự đồng cảm đối với ông Trump.
Trong khi đó, đối với ông Biden, trước tình trạng "nổi loạn" trong nội bộ đảng Dân chủ, vụ ám sát có thể gây thêm tổn thương cho ông, đồng nghĩa với việc con đường tranh cử của ông sẽ khó khăn hơn và tình hình bầu cử có thể chịu thêm tác động. Tuy nhiên, ông Vi Tông Hữu nhấn mạnh, vẫn còn vài tháng nữa mới đến cuộc bỏ phiếu tháng 11 và kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử không thể được xác định chỉ bằng một vụ ám sát hụt.
“Tiếng còi cảnh báo”
Từ Abraham Lincoln đến John F. Kennedy, tiếp đó là Ronald Reagan, trong lịch sử Mỹ trải qua nhiều vụ ám sát tổng thống. Vụ ám sát hụt ông Trump là sự kiện bạo lực đầu tiên chống lại một cựu Tổng thống hay ứng cử viên Tổng thống ở Mỹ trong hơn 40 năm qua. Bỏ qua sự tồn tại ở một mức độ nhất định của “truyền thống ám sát" trong văn hóa chính trị Mỹ, vụ việc này đã bộc lộ những "trạng thái bình thường mới" nguy hiểm nào trong cục diện chính trị và xã hội Mỹ hiện nay?
Ông Vi Tông Hữu cho hay, kẻ ám sát Ronald Reagan bị coi là có vấn đề về tâm thần và không có mục đích chính trị. Tuy nhiên, vụ ám sát ông Trump lần này rõ ràng không giống hành động của một kẻ mất trí, mà có mục đích chính trị nhất định. Vấn đề được phản ánh đằng sau là thực tế tình hình chính trị chia rẽ leo thang, rạn nứt xã hội gia tăng ở Mỹ.
This browser does not support the video element.
Trước đó, ông Vi Tông Hữu cho rằng, xét từ góc độ chính trị, vụ bạo loạn ở Đồi Capitol gây chấn động thế giới do không thừa nhận kết quả bầu cử, cũng như việc ông Trump bị lôi kéo vào các vụ án hình sự và dân sự có động cơ chính trị, phản ánh đầy đủ tính chất quyết liệt và tàn khốc cuộc cạnh tranh giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Vụ ám sát ông Trump cũng có thể coi là kết quả lan rộng và leo thang của cuộc cạnh tranh chính trị.
Từ góc độ xã hội, xã hội Mỹ đang bị chia rẽ nghiêm trọng về các vấn đề như kiểm soát súng đạn, nạo phá thai, kiểm soát biên giới, văn hóa.., dẫn đến tích tụ mâu thuẫn và gây thêm hành động bạo lực. Điều đáng quan tâm là khi cựu Tổng thống Trump bị bắn, ông đang đề cập đến nhập cư bất hợp pháp mà chương trình nghị sự này thực sự là một trong những vấn đề gây chia rẽ trong xã hội Mỹ.
Một số học giả bình luận về vụ ám sát ông Trump đã gây chấn động chính trường Mỹ, cho dù kết quả như thế nào thì cũng có thể là điềm báo xấu cho “cơn bão” lớn hơn trong tương lai. Giáo sư Vi Tông Hữu chia sẻ, vụ ám sát hụt này có thể dự báo trong tương lai tình hình chính trị Mỹ sẽ xảy ra những vụ bạo lực khác tương tự.
“Xét cho cùng, năm 2021, Mỹ từng xảy ra vụ bạo loạn tấn công tòa nhà Quốc hội. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vụ ám sát ứng cử viên Tổng thống lần này cũng có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nền chính trị Mỹ, sớm tạo ra nhân tố bất ổn, có lợi cho việc chuẩn bị ứng phó tốt hơn cho tương lai nguy hiểm tiềm ẩn”, ông Vi Tông Hữu bày tỏ.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác định nghi phạm ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện vận động tranh cử hôm 13/7 đã hành động một mình. Theo FBI, nghi phạm đã gây án bằng cách sử dụng một khẩu súng trường kiểu AR được mua hợp pháp. FBI cũng lưu ý, không có dấu hiệu cho thấy nghi phạm có bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần nào. FBI cho biết thêm, cuộc điều tra đang ở giai đoạn đầu và họ vẫn chưa xác định được hệ tư tưởng liên quan đến nghi phạm. Trước đó, FBI xác nhận nghi phạm nổ súng nhằm vào ông Trump là Thomas Matthew Crooks (20 tuổi) sống ở Bethel Park thuộc bang Pennsylvania. Hung thủ đã bị lực lượng an ninh tiêu diệt ngay tại chỗ. Nghi phạm đã nổ súng nhằm vào ông Trump, khi ông đang tham gia sự kiện vận động tranh cử tại bang Pennsylvania. |