Thứ hai 23/12/2024 15:38

Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại UAE: Thương vụ Việt Nam tại UAE khuyến cáo gì?

Thương vụ Việt Nam tại UAE khuyến cáo doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng khâu thanh toán để tránh sự cố như vụ 5 lô hàng nông sản bị lừa vừa qua.

Thương vụ Việt Nam tại UAE nhanh chóng vào cuộc vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa

Vừa qua, 5 lô hàng hồ tiêu, quế, điều và hoa hồi... trị giá hơn 500.000 USD xuất khẩu sang Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bị nghi lừa đảo. Được biết, đến nay 4 lô hàng hồ tiêu, quế và điều đã bị lấy ra khỏi cảng mà chưa thanh toán. Còn 1 lô hàng hoa hồi, bộ chứng từ gốc đã bị mất, được giữ tại cảng ở Dubai.

5 lô hàng hồ tiêu, quế, điều và hoa hồi... trị giá hơn 500.000 USD xuất khẩu sang Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bị nghi lừa đảo (Ảnh minh họa)

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trương Xuân Trung - Bí thư thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), kiêm nhiệm Cata cho biết, ngay sau khi nhận được yêu cầu của 04 doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị hỗ trợ lấy lại tiền của 04 container tiêu, điều và quế đã bị lấy mất và lấy lại container hoa hồi hiện đang bị tạm giữ tại cảng Jebel Ali của UAE, Thương vụ Việt Nam tại UAE đã tiến hành ngay các hoạt động cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, ngay ngày 17/7/2023, Thương vụ đã báo cáo Đại sứ về vụ việc và trình Đại sứ ký công hàm số 159/17/7/DSQ (03 container tiêu, điều và quế) và công hàm số 163/20/7/DSQ (01 container tiêu đã bị lấy mất và 01 container hồi đến cảng Jebel Ali vào ngày 26/7/2023) gửi Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế, Ngân hàng Trung ương UAE, Cảnh sát Dubai, Hải quan Dubai, Ngân hàng Ajman Bank PJSC, Cảng Jebel Ali và Hãng tàu Evergreen Shipping Agency Co., Ltd đề yêu cầu hỗ trợ xử lý vụ việc.

Ngay sau đó, Thương vụ đã có các buổi làm việc trực tiếp với Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Ajman Bank PJSC, Chi nhánh tại đường Sheikh Zayed, Dubai (Chi nhánh thực hiện giao dịch với 04 ngân hàng Việt Nam) vào ngày 18/7 và Đại diện của Ngân hàng Ajman Bank PJSC vào các ngày 20 và 27/7 đề nghị Ngân hàng Ajman bank thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền cho các ngân hàng Việt Nam theo hình thức thanh toán nhờ thu trả tiền trao chứng từ DP (Documents against Payment).

Thương vụ cũng đã làm việc với Cảnh sát Dubai vào các ngày 18 và 21/7/2023 để nộp hồ sơ, trình báo vụ việc và đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc. Đồng thời, nhanh chóng trao đổi với Cảng vụ Jebel Ali ngày 20/7 và hãng tàu Evergreen vào ngày 21/7/2023 đề nghị hỗ trợ giữa lại container hoa hồi để trao trả lại cho người bán.

Ngày 24 và 31/7/2023, Thương vụ làm việc với Hải quan Dubai đề nghị hỗ trợ giữa lại container hồi và trả lại cho người bán. Ngày 02/8/2023, Thương vụ tháp tùng Đại sứ làm việc với Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Thương mại, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế (MOFAIC) UAE.

“Thời gian qua, Thương vụ đã luôn báo cáo cập nhật tình hình hỗ trợ 04 doanh nghiệp Việt Nam về Bộ Công Thương qua Vụ Thị trường châu Á – châu Phi. Thương vụ đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của UAE để hỗ trợ 04 doanh nghiệp Việt Nam trong vụ việc này” – ông Trương Xuân Trung nhấn mạnh.

Doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với các Công ty của UAE cần lưu ý gì?

Phải khẳng định, UAE là một trong những thị trường rất tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. Trong bối cảnh FTA Việt Nam – UAE đang được tích cực đàm phán để đi đến ký kết, cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tại UAE ngày càng được mở rộng.

Để đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường UAE, Thương vụ Việt Nam tại UAE khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý một số điều như cần phải thận trọng và đàm phán kỹ điều khoản thanh toán để đảm bảo an toàn nhất. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và xác minh doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng.

“Đặc biệt, doanh nghiệp cần hạn chế sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện T/T (Telegraphic Transfer) trả sau hay cầm cố séc (séc không có giá trị vì trong tài khoản không có tiền). Đây là các hình thức thanh toán rất rủi ro vì người mua nhận hàng rồi không thanh toán tiền, hoặc người mua không nhận hàng sẽ phát sinh chi phí kéo hàng về. Nếu là mặt hàng tươi sống thì doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm nhiều chi phí hơn” – ông Trương Xuân Trung lưu ý.

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hồ tiêu

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công