Thứ ba 19/11/2024 05:18

Vĩnh Phúc: Thành lập 2 thị trấn Kim Long, Tam Hồng và phường Định Trung

Thành lập thị trấn Kim Long thuộc huyện Tam Dương, thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc và phường Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thị trấn Kim Long thuộc huyện Tam Dương, thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc và phường Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tỉnh Vĩnh Phúc

Cụ thể, thành lập thị trấn Kim Long trên cơ sở toàn bộ 15,10 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.550 người của xã Kim Long thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Thị trấn Kim Long giáp các xã Đạo Tú, Hướng Đạo, Thanh Vân thuộc huyện Tam Dương; huyện Bình Xuyên, huyện Tam Đảo và thành phố Vĩnh Yên.

Thành lập thị trấn Tam Hồng trên cơ sở toàn bộ 9,30 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.506 người của xã Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thị trấn Tam Hồng giáp thị trấn Yên Lạc và các xã Liên Châu, Tề Lỗ, Trung Nguyên, Yên Đồng, Yên Phương thuộc huyện Yên Lạc.

Bên cạnh đó, thành lập phường Định Trung trên cơ sở toàn bộ 7,44 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.450 người của xã Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Phường Định Trung giáp các phường Đồng Tâm, Khai Quang, Liên Bảo, Tích Sơn thuộc thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Dương.

Sau khi thành lập thị trấn Kim Long thuộc huyện Tam Dương, thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc và phường Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên: Huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã và 2 thị trấn; huyện Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 2 thị trấn; thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường và 1 xã;

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện và 2 thành phố; 136 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 102 xã, 16 phường và 18 thị trấn.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023, đồng thời Nghị quyết nêu rõ: Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh các đơn vị hành chính được thành lập mới phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi quy định tại Nghị quyết này kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số