Thứ bảy 09/11/2024 03:24

Việt Nam và APAC đóng vai trò quan trọng trong đổi mới kỹ thuật số

Khu vực APAC (bao gồm cả Việt Nam) đang nắm giữ những vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và đổi mới kỹ thuật số.

Ngày 19/5, Hội nghị Huawei APAC 2022 do Huaweivà Tổ chức ASEAN Foundation đồng tổ chức đã chính thức khai mạc. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 quan chức chính phủ, chuyên gia, nhà nghiên cứu, đối tác và nhà phân tích từ hơn 10 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC).

Ông Simon Lin, Chủ tịch Khu vực APAC của Huawei tại Hội nghị đổi mới kỹ thuật số Huawei APAC 2022

Tại đây, các chuyên gia hàng đầu đã cùng nhau thảo luận, đánh giá về tương lai kỹ thuật sốvà nền kinh tế sốtại khu vực APAC làm động lực hồi phục kinh tế thời kỳ hậu Covid-19. Các chủ đề chính, nổi bật tại sự kiện bao gồm một loạt những tiến bộ liên tục trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông, tăng tốc chuyển đổi số giữa các ngành công nghiệp, cũng như phát triển xanh và carbon thấp.

"APAC là một trong những khu vực sôi động về văn hóa và kinh tế nhất trên thế giới", "Khu vực APAC (bao gồm cả Việt Nam) từ lâu đã đóng vai trò tăng trưởng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, và giờ đây đang giữ thêm vai trò quan trọng không kém trong đổi mới kỹ thuật số", ông Ken Hu - Chủ tịch luân phiên của Huawei nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc.

Chủ tịch Ken Hu chỉ ra thực tế rằng, nhiều nước APAC đã chú trọng áp dụng chuyển đổi số lên cấp độ chính sách chiến lược quốc gia và đang tích cực theo đuổi định hướng phát triển xanh. Ông cũng cho hay, trong năm 2022, Huawei sẽ tăng cường đổi mới vì một APAC xanh và số hóa bằng cách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng số, carbon thấp và hội nhập số. Từ đó, ông tự tin về khả năng đóng góp, hỗ trợ phát triển chuyển đổi số trong khu vực.

Đồng quan điểm với ông Ken Hu, bà Yang Mee Eng, Giám đốc điều hành Quỹ ASEAN cũng cho rằng, quan hệ đối tác giữa Quỹ ASEAN và Huawei đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên hệ sinh thái đào tạo tập trung vào phát triển nhân tài số, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng số trong khu vực.

Theo số liệu được ông Simon Lin, Chủ tịch Khu vực APAC của Huawei chia sẻ, tính đến nay, công ty đã cung cấp kết nối cho hơn 90 triệu hộ gia đình và 01 tỷ người dùng di động ở APAC. Điều này giúp thị phần Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) của Huawei hiện đứng thứ 4 tại các thị trường APAC mới nổi; và Huawei cũng đang tích hợp các công nghệ điện tử lẫn kỹ thuật số vào số hóa năng lượng, vì một tương lai xanh hơn.

Ông Simon Lin nhấn mạnh: "Huawei kỳ vọng sẽ giúp APAC xây dựng cơ sở hạ tầng xanh và hàng đầu, tạo ra hệ sinh thái công nghiệp phát triển mạnh mẽ và trao quyền cho một APAC số hóa toàn diện và bền vững".

Ngoài ra, Huawei cũng được cho là đã thiết lập quan hệ hợp tác với gần 10.000 doanh nghiệp và đối tác đám mây, đồng thời có kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào hệ sinh thái khởi nghiệp Spark, đào tạo kỹ năng số cho 170.000 công dân địa phương và sẽ gia tăng quy mô này lên 500.000 người trong 5 năm tới, thể hiện nỗ lực phát triển hệ sinh thái nhân tài nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế số.

Tại sự kiện cũng đã diễn ra 4 phiên hội thảo, tập trung vào những cải tiến mới trong cơ sở hạ tầng số, bao gồm: Giải pháp mạng campus thông minh (intelligent campus), trung tâm dữ liệu toàn khối, điện số và đám mây.

Sau phiên làm việc, các chuyên gia đã thảo luận và đi đến kết luận rằng, châu Á - Thái Bình Dương có phát triển kỹ thuật số mạnh mẽ và bền vững hay không, phụ thuộc vào việc lập kế hoạch chiến lược cấp cao hiệu quả, các chính sách công nghiệp thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số vững chắc, các ứng dụng kỹ thuật số áp dụng rộng rãi và hệ sinh thái tài năng kỹ thuật số lớn mạnh.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Nở rộ dịch vụ ''lấy lại tiền bị lừa'' trên mạng xã hội, Cục An toàn thông tin khuyến cáo gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Người đứng đầu đóng vai trò quan trọng

Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam