Việt Nam - Thụy Điển: Thúc đẩy hợp tác về năng lượng tái tạo

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi, đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Điển, trong đó có lĩnh vực năng lượng tái tạo (NLTT). Đây là chia sẻ của bà Ann Mwe - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam với phóng viên Báo Công Thương.

Mới đây, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã ra mắt hệ thống điện mặt trời sử dụng bộ biến tần đặc biệt, có thể lưu trữ năng lượng lâu dài. Bà có thể cho biết, thông điệp gửi gắm từ sự kiện này?

Việt Nam - Thụy Điển: Thúc đẩy hợp tác về năng lượng tái tạo
Bà Ann Mwe - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Thụy Điển là quốc gia tiên phong về chỉ số chuyển đổi năng lượng, đứng số 1 thế giới trong ba năm liên tiếp (2018 - 2020). Điều này có nghĩa, Thụy Điển hiện là nước dẫn đầu chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng an toàn, bền vững. Hiện nay, hơn một nửa năng lượng được sử dụng ở Thụy Điển đến từ các nguồn NLTT và Thụy Điển đang có tham vọng trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không sử dụng năng lượng hóa thạch (than đá, dầu lửa); đồng thời, đặt mục tiêu đáp ứng 100% nhu cầu điện từ các nguồn tái tạo vào năm 2040. Việc giới thiệu hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam lần này, chúng tôi muốn chia sẻ câu chuyện nhỏ bé về mục tiêu phát triển năng lượng của Thụy Điển, khuyến khích mọi người suy nghĩ về tương lai, về cách thức, giải pháp có thể duy trì phát triển năng lượng bền vững và giảm tác hại đối với môi trường, khí hậu. Trong đó nhấn mạnh, tiếp cận toàn cầu với NLTT, sạch và hiện đại là nền tảng giúp giải quyết những thách thức mà thế giới phải đối mặt, bao gồm đói nghèo, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước sạch, sức khỏe và tăng trưởng kinh tế bao trùm. Chuyển sang sử dụng NLTT cho phép giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng cường an ninh năng lượng.

Xin bà cho biết đánh giá về sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Việt Nam và Thụy Điển?

Thụy Điển có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam trong vấn đề năng lượng. Trước đây, quá trình hợp tác chủ yếu tập trung về thủy điện. Hiện tại, hợp tác trên lĩnh vực này đã mở rộng hơn, bao gồm việc cùng nhau tìm kiếm các hiệu quả về phát triển năng lượng an toàn, bền vững. Thời gian gần đây, ngoài thúc đẩy hợp tác ở cấp Chính phủ nhằm khai thác các tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng của hai nước, chúng tôi liên tục tổ chức các hội thảo với Bộ Công Thương nhằm tạo lập các cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp (DN), tập đoàn năng lượng lớn của Thụy Điển. Trong đó, hai bên tập trung thảo luận các giải pháp hợp tác kỹ thuật, nâng cấp hệ thống lưới điện, phát triển thị trường NLTT, triển khai hỗ trợ tín dụng từ các tổ chức tài chính của Thụy Điển cho lĩnh vực năng lượng.

Thực tế, tiềm năng phát triển NLTT của Việt Nam đang vô cùng to lớn, không chỉ có nguồn năng lượng gió. Là quốc gia nhiệt đới, dư địa để phát triển năng lượng mặt trời của Việt Nam rất dồi dào. Tuy nhiên, để phát triển nguồn NLTT, Việt Nam cần đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền tải, tạo điều kiện hòa lưới nguồn năng lượng an toàn, bền vững; đồng thời, dự trữ, tiết kiệm năng lượng dư thừa trong mùa sản xuất cao điểm. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các chương trình nâng cao nhận thức của người dân về tiết kiệm năng lượng, duy trì các hành vi sử dụng năng lượng xanh, bền vững. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Liên minh châu Âu (EU), các nước Bắc Âu trong các dự án phát triển năng lượng xanh và tư vấn cho Chính phủ Việt Nam về chuyển dịch và bớt phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ dầu, than đá, thúc đẩy tăng tỷ trọng vào NLTT.

Việt Nam - Thụy Điển: Thúc đẩy hợp tác về năng lượng tái tạo
Hệ thống điện mặt trời được Đại sứ quán Thụy Điển giới thiệu tại Hà Nội

Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực, bà kỳ vọng gì về hợp tác kinh tế, thương mại cũng như năng lượng giữa hai nước thời gian tới đây?

Chúng ta đều nhận thấy, EVFTA sẽ mang lại cơ hội để hai nước hợp tác nhiều hơn trong kinh tế, đầu tư, thương mại. Việt Nam - Thụy Điển đã tạo lập mối quan hệ song phương hơn 50 năm qua, nhiều DN, tập đoàn lớn của Thụy Điển đang kinh doanh rất tốt tại Việt Nam, trong đó có không ít thương hiệu được người dân Việt Nam tin tưởng. Đây sẽ là nguồn cảm hứng để các DN khác của Thụy Điển đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đặc biệt, khi chúng ta vượt qua được đại dịch Covid-19, chúng tôi kỳ vọng, sẽ có nhiều DN vừa và nhỏ của Thụy Điển đến Việt Nam đầu tư, trở thành bạn hàng với các đối tác Việt Nam, đưa EVFTA đi vào khuôn khổ và sớm đạt được hiệu quả thực chất. Chiều ngược lại, mong rằng cũng sẽ có nhiều DN Việt Nam mở rộng đầu tư, xuất khẩu được nhiều hàng hóa vào thị trường Thụy Điển. Ngoài ra, kim ngạch thương thương mại hai chiều tăng đều trong những năm gần đây, tuy nhiên, vẫn ở mức độ khiêm tốn, nên chúng tôi tin tưởng tăng trưởng này sẽ được cải thiện sau khi EVFTA được thực thi. Riêng lĩnh vực năng lượng, chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ EVFTA để có bước phát triển mới trên nền tảng hợp tác tốt đẹp hiện nay.

Xin cảm ơn bà!

Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Xem thêm