Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Chiều 19/8, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.
Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 28,544 tỷ USD Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc hội đàm và chứng kiến ký kết nhiều văn kiện hợp tác Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ký, trao văn kiện hợp tác về công nghiệp, thương mại với cơ quan, địa phương Trung Quốc

Quan tâm thúc đẩy hợp tác công nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến công tác tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 18 đến 20/8/2024, chiều 19/8, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.

Tham dự buổi làm việc, về phía Đoàn Công tác Bộ Công Thương có ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hợp tác quốc tế về kinh tế, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, ông Nguyễn Văn Minh - Tổng Biên tập Báo Công Thương cùng một số cán bộ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi và đại diện Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc

Về phía Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc có đồng chí Dữu Chí Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, cùng các cán bộ, chuyên viên đang công tác tại Vụ.

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc
Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện cho Đoàn công tác của Bộ Công Thương, ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hợp tác quốc tế về kinh tế đã gửi lời chào và lời cảm ơn tới đồng chí Dữu Chí Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã dành thời gian tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam.

Ông Trịnh Minh Anh cho biết, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đang tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam thăm chính thức cấp Nhà nước tới Trung Quốc. Đây là chuyến thăm quan trọng, diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển tốt đẹp, không khí tin cậy và hữu nghị đang lan tỏa rộng khắp đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hai nước, hình thành cục diện giao lưu, hợp tác sôi động, thực chất.

Điểm lại quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, ông Trịnh Minh Anh cho biết, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, định hướng trực tiếp của Lãnh đạo hai nước, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục được củng cố, tăng cường và bổ sung những định hướng chiến lược mới.

Trong tổng thể mối quan hệ giữa hai nước, hợp tác về kinh tế, thương mại được coi là một trong những lĩnh vực hợp tác trọng tâm. Theo đó, Trung Quốc 21 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 7 của Trung Quốc trong năm 2023. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 112,2 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023.

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc
Ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hợp tác quốc tế về kinh tế(ngồi giữa) điểm lại quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Cũng theo Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hợp tác quốc tế về kinh tế, Bộ Công Thương Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, năng lượng, thương mại (ngoại thương, nội thương, thương mại điện tử và kinh tế số, xúc tiến thương mại), cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, quản lý thị trường… Trong số đó, có một số lĩnh vực tương đồng với chức năng nhiệm vụ của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc như dệt may, thuốc lá, hóa chất, cơ khí, tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại...

Trên tinh thần đó, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hợp tác quốc tế về kinh tế mong cùng đồng chí Phó Vụ trưởng trao đổi những cơ hội hợp tác cụ thể, thực chất, qua đó thúc đẩy quan hệ phối hợp công tác giữa 2 Bộ nói riêng và quan hệ hợp tác công nghiệp Việt Nam - Trung Quốc nói chung sẽ có những bước phát triển tích cực.

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc
Ông Dữu Chí Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (ngồi giữa) phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt cho lãnh đạo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, đồng chí Dữu Chí Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế hoan ngênh Đoàn công tác của Bộ Công Thương đang có chuyến thăm tại Trung Quốc và làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác công nghiệp giữa hai nước.

Ông Dữu Chí Thành cho biết, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tới Trung Quốc lần này sẽ làm gia tăng cơ hội hợp tác giữa hai nước, hai Bộ. Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lần này, hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã ký, trao văn kiện hợp tác về lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Đây là nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương Việt Nam cũng như Bộ Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc.

“Thông qua các văn kiện hợp tác, Bộ Công Thương Việt Nam cũng như Bộ Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, cũng như triển khai thực chất hơn nữa những kết quả chúng ta đã đạt được” - ông Dữu Chí Thành kỳ vọng.

Thông tin cụ thể hơn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc, ông Dữu Chí Thành cho biết, Bộ phụ trách mảng việc về công nghiệp, công nghệ, thông tin của Trung Quốc; phụ trách xây dựng dự thảo, điều chỉnh, phát triển những kế hoạch trong lĩnh vực phụ trách; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2023, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc đã tổ chức Đại hội công nghiệp hóa, mô hình mới, quy mô toàn quốc...

Phó Vụ trưởng Dữu Chí Thành cho rằng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc có định hướng xã hội chủ nghĩa, còn nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại.

Lắng nghe những chia sẻ của Phó Vụ trưởng Dữu Chí Thành, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hợp tác quốc tế về kinh tế Việt Nam khẳng định, thông qua buổi làm việc hôm nay, hi vọng sẽ có nhiều hơn những cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực công nghiệp giữa hai Bộ, hai nước.

Cơ hội hợp tác đầu tư ngành công nghiệp ngày càng rộng mở

Khẳng định ngành công nghiệp tại Việt Nam còn nhiều dư địa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong giai đoạn 10 năm từ năm 2011 đến năm 2020, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì ở mức cao, đạt bình quân 6,17%/năm, đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Ngành công nghiệp của Việt Nam được cơ cấu lại theo hướng giảm tỉ trọng ngành khai khoáng, tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; đã hình thành được một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế.

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc
Ông Trịnh Minh Anh và ông Dữu Chí Thành chụp ảnh chung sau buổi làm việc
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc
Ông Trịnh Minh Anh và ông Dữu Chí Thành cùng các thành viên chụp ảnh chung sau buổi làm việc

Cũng theo Phó Cục trưởng Phạm Tuấn Anh, quy mô sản xuất công nghiệp liên tục được mở rộng. Hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển, góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, có giá trị gia tăng cao.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, lượng vốn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Trong năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào Việt Nam, đứng thứ 4 trong 143 quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam.

Về lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào 19/21 ngành, lĩnh vực, nhưng tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực chế biến, chế tạo với 2.202 dự án, tổng vốn đăng ký 19,8 tỷ USD, chiếm 78,7%. Một số dự án lớn, điển hình của Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam như: Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam (1,5 tỷ USD) - ngành nghề về Công nghệ tế bào quang điện; Tập đoàn Deli (Trung Quốc) đầu tư 400 triệu USD, tại tỉnh Hải Dương - Khu công nghiệp (KCN) Đại An mở rộng.

Có thể thấy, lợi thế về vị trí địa lý gần gũi và việc Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với các đối tác rộng lớn như EVFTA, CPTPP, RCEP đã giúp cho chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng giữa Việt Nam và Trung Quốc gần gũi hơn, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp của hai nước.

Việt Nam đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác công nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, điểm nhấn trong quan hệ hợp tác công nghiệp, kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc là các văn kiện hợp tác vừa được lãnh đạo cấp cao hai nước ký, trao trong buổi sáng ngày 19/8. Đây là cơ sở quan trọng, mang tính định hướng để hai bên cùng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp với thế mạnh của mỗi nước. Bản ghi nhớ được ký kết là kết quả cụ thể, quan trọng đóng góp vào thành công chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam cũng như quan hệ toàn diện, tốt đẹp giữa hai nước.

Để thúc đẩy hợp tác công nghiệp nhanh, mạnh hơn nữa giữa Việt Nam và Trung Quốc, bên cạnh việc triển khai hiệu quả Bản thoả thuận mới ký, Phó Cục trưởng Phạm Tuấn Anh đề xuất:

Thứ nhất, về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, hai nước thúc đẩy hợp tác với một số tập đoàn/doanh nghiệp có quy mô lớn đã đầu tư tại Việt Nam (Tập đoàn Công nghiệp nặng Sơn Đông...; hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam trong việc triển khai sản xuất các sản phẩm xe thương mại phù hợp với định hướng của Chính phủ và thị trường Việt Nam.

Thứ hai, trong lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng, được biết ngành thực phẩm của Trung Quốc đang áp dụng các công nghệ tiên tiến như 5G và trí tuệ nhân tạo để cải thiện hoạt động kinh doanh trong ngành chế biến thực phẩm. Việc sử dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất của các công ty chế biến đã đem lại những tín hiệu tích cực cho ngành công nghiệp thực phẩm tại Trung Quốc. Ngoài ra, công nghệ cao còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác của ngành công nghiệp thực phẩm như đóng gói và vận chuyển.

Do vậy, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm để học hỏi và phát triển, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình áp dụng, nâng cấp dây chuyền công nghệ, giảm thiểu mức độ lãng phí nguyên liệu trong khâu chế biến thực phẩm.

Thứ ba, trong lĩnh vực khoáng sản, đề nghị Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả, giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, thân thiện với môi trường, phù hợp với các quy định pháp luật, tiêu chuẩn của Việt Nam.

Cùng đó kiến nghị, thu hút đầu tư dự án khai thác chế biến khoáng sản có yêu cầu công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo môi trường và có thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tư, trong ngành công nghiệp hỗ trợ, đề nghị phía Trung Quốc tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cơ chế chính sách cấp trung ương và địa phương về phát triển chuỗi cung ứng; thúc đẩy liên kết doanh nghiệp FDI Trung Quốc và doanh nghiệp nội địa Việt Nam.

Ngoài ra, đề nghị phía Trung Quốc tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài; Chia sẻ thông tin, tổ chức các khóa đào tạo hỗ trợ cán bộ, chuyên gia của Việt Nam trong quản lý và phát triển các ngành công nghiệp.

Đánh giá cao những đề xuất, kiến nghị trong hợp tác phát triển các ngành công nghiệp giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, ông Dữu Chí Thành cho biết, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực ô tô giữa hai nước còn rất lớn. “Chúng tôi ủng hộ các doanh nghiệp của Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, đầu tư sang Việt Nam” - ông Dữu Chí Thành chia sẻ và mong muốn Việt Nam sẽ có những chính sách cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhà đầu tư Trung Quốc đến hợp tác, đầu tư.

Nguyên Minh từ Bắc Kinh, Trung Quốc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Ngày 14/11, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro cho ra mắt máy thay nhớt tự động 3R, một giải pháp công nghệ tiên tiến dành cho dầu nhớt và bảo dưỡng xe máy.
10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, một dự án trọng điểm của Việt Nam, hứa hẹn tác động lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có cơ hội cho ngành thép.
Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn…
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới.
Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Bộ tư lệnh Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12 thực binh, bắn đạn thật, hiệp đồng quân, binh chủng.
Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển cụm công nghiệp; hoạt động khuyến công tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An và TP. Cần Thơ.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Việc sửa đổi Luật Hóa chất nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất với tính chất là ngành công nghiệp nền tảng.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Với tốc độ tăng trưởng 10-11% mỗi năm, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp, ngành hóa chất đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Hiện ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp toàn diện để gỡ khó cho ngành này.
Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Trong thu hút vốn FDI của Việt Nam, dẫn đầu là các ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh.
Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia.
Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Nếu được thông qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có thể được thụ hưởng hỗ trợ theo diện khuyến công địa phương lên tới 1 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Chương trình kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp Hải Phòng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất ô tô và linh kiện.
Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Theo Cục Thống kê tỉnh Cà Mau về tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2024, hoạt động kinh tế của tỉnh ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động