Thứ hai 23/12/2024 22:11

Việt Nam: Thị trường logistics mới nổi đầy tiềm năng với doanh nghiệp ngoại

Sự lên ngôi của các xu hướng vận chuyển, chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường logistics mới nổi đầy tiềm năng.

Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp hạng 39 về Chỉ số Hiệu suất hậu cần (2018), cao hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Theo xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi trên toàn cầu nhờ sự chuyển đổi manh mẽ của các doanh nghiệp trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics.

Nhờ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tỉ lệ lạm phát thấp và khả năng phục hồi kinh tế, mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự đoán cao nhất trên thế giới với 7,2%. Ngoài ra, theo giới phân tích, tỉ lệ tăng trưởng hằng năm giai đoạn 2022 – 2023 của thị trường logistics Việt dự báo đạt 5,5%. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng khẳng định Việt Nam đang đứng trước vô vàn cơ hội phát triển các dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam với các ông lớn như Shopee, Lazada hay Tiki đã trở thành cơ hội đầy tiềm năng để các tập đoàn đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc phát triển chuỗi cung ứng.

Đây cũng là điều dễ hiểu khi các doanh nghiệp logistics Việt từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới.., gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu. “Interlog đã định hình được xu hướng như thế, đã mạnh dạn đầu tư thành kho trung tâm - full fillment center để xử lý đơn hàng. Kho Interlog gần như khai thác dịch vụ xử lý hàng hóa, dán tem, nhãn cùng các dịch vụ cộng thêm, ngoài ra còn các hoạt động vận chuyển, giao hàng đến người tiêu dùng”- ông Lê Hoàng Anh - Quản lý Kho Công ty Interlog cho biết.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Thành Văn - Giám đốc Công ty Global Robotics Service Việt Nam, ngành logistics Việt Nam đang “chuyển mình” mạnh mẽ kể từ sau khi Hiệp định WTO (Tổ chức Thương mại Quốc tế) có hiệu lực vào năm 2014. “Việt Nam hiện trở thành thị trường đứng thứ 11 trong các thị trường logistics mới nổi năm 2022”- ông Văn cho biết.

Tuy nhiên, năng lực vận hành và hiệu quả trong hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là trong hoạt động mảng kho bãi ở Việt Nam vẫn ở mức thấp nếu so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan hay Indonesia.

Chính vì vậy việc hai gã khổng lồ trong ngành logistics là Maersk và LF Logistics công bố sáp nhập hồi tháng 8 vừa qua được đánh giá là một động thái quan trọng giúp tăng cường các giải pháp hậu cần đầu cuối giữa Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, thương vụ sáp nhập Maersk và LF Logistics diễn ra vào đúng thời điểm khó khăn đối với toàn ngành logistics khi tác động của đại dịch Covid và lạm phát toàn cầu ảnh hưởng nặng nề lên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy vậy, Maersk vẫn có triển vọng lạc quan về tăng trưởng của ngành, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi sản xuất và xuất khẩu là những động lực chính để thúc đẩy nền kinh tế.

Cụ thể, Maersk và LF Logistics đặt mục tiêu đưa Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng thông qua mạng lưới logistics toàn cầu vững mạnh với năng lực lưu kho, phân phối và cung ứng toàn diện được tối ưu hóa dữ liệu và hỗ trợ bởi công nghệ.

Cả hai công ty đều cùng chia sẻ việc sáp nhập sẽ làm tăng hiệu suất và phân loại chuỗi cung ứng của khách hàng với dịch vụ hoàn tất đơn hàng đa kênh mới của LF Logistics. Điều này góp phần tạo nên cơ chế đồng nhất cho phép sự phối hợp xuyên suốt toàn doanh nghiệp.

Ông Hoan Đặng - Giám đốc Quản lý đơn hàng đa kênh tại Maersk Việt Nam và Campuchia - cho biết: LF Logistics có uy tín cao trong hoạt động hoàn tất đơn hàng đa kênh, phục vụ nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới trong nhiều ngành cụ thể. Với mối quan hệ lâu dài với khách hàng và vị thế mạnh mẽ của chúng tôi trong lĩnh vực hậu cần theo hợp đồng, chúng tôi đã thiết lập mô hình trung tâm hợp nhất xuất xứ tại Việt Nam, giúp kết nối nguồn cung của châu Á với các lãnh thổ khác trên thế giới. Bởi lẽ khi thương vụ mua lại hoàn tất, khách hàng sẽ có quyền truy cập vào hệ thống nhà kho tổng hợp toàn cầu với trên 450 nhà kho trải dài hơn 6 triệu mét vuông.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Tin cùng chuyên mục

Cần rõ ràng các điều kiện về thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Hà Nội tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Nhiệt điện Phả Lại tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo hưởng ứng ''Tuần lễ hồng EVN lần thứ X''

Tôn Đông Á đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Bảo hiểm số OPES mang lại kết quả ‘xanh-bền’ từ cây sinh kế gieo tặng bà con Lộc Tân

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Bưu điện Việt Nam nhận giải Vàng Chất lượng quốc gia

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Luật Thi hành án dân sự tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh