Chủ nhật 22/12/2024 10:54
Diễn đàn doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam

Việt Nam tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, có kinh nghiệm quản lý, trong đó có doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tư, kinh doanh.

Dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ còn rất lớn

Thông tin tại Diễn đàn doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, sáng 30/11 (giờ địa phương), tại Thủ đô Ankara, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng sự phát triển vượt bậc của Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành 1 trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ đã tập trung vào các ngành mới nổi, tận dụng được lợi thế là giao điểm giữa 3 châu lục (châu Âu, châu Á và châu Phi) để phát triển. Trong đó, châu Âu có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, châu Á là khu vực đang phát triển rất năng động và châu Phi là nơi có tiềm năng phát triển rất lớn.

Thông tin về tình hình Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam xây dựng đất nước dựa trên 3 trụ cột chính là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ-Việt Nam - Ảnh: VGP

Thủ tướng nhấn mạnh, xuyên suốt quá trình đó, Việt Nam lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển; phát huy tối đa trí tuệ, tài năng, phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện chính sách quốc phòng "4 không"; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Việt Nam đang tập trung 3 đột phá chiến lược, gồm đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế; đột phá về phát triển hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông; đột phá về phát triển nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính. Qua đó, có hệ thống chính sách thông thoáng, hệ thống hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh.

"Đây là những yếu tố nền tảng để các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam làm ăn ổn định, hiệu quả tại Việt Nam", Thủ tướng chỉ rõ và nhấn mạnh, Việt Nam tập trung và mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; lấy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực phát triển mới. Việt Nam tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, có kinh nghiệm quản lý, trong đó có doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ còn rất lớn, song cơ chế hợp tác còn hạn hẹp. Việt Nam đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ và hai bên tiến tới đàm phán hiệp định thương mại tự do... để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn.

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hội đồng Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp tổ chức. Cùng dự diễn đàn có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương và gần 200 nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: VGP

Kỳ vọng hợp tác

Tại diễn đàn, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ được giới thiệu về tiềm năng, nhu cầu hợp tác đầu tư, kinh doanh của mỗi bên; chia sẻ bài học thành công trong hợp tác, đầu tư. Đặc biệt, lãnh đạo các Bộ, ngành Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ giải đáp các vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp hai nước cùng quan tâm.

Ông Cagatay Ozden - Trưởng bộ phận châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ), cho biết, thời gian qua, hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp; trong đó, nhiều doanh nghiệp lớn của Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào các dự án hạ tầng cơ sở của Việt Nam. “Chúng tôi mong muốn các nhà đầu tư hai nước sẽ cùng trao đổi trong các dự án hợp tác lớn. Đặc biệt, doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều thế mạnh trong các dự án hạ tầng cơ sở, cung cấp dịch vụ như xây dựng sân bay, cầu cảng…” - ông Ozden cho hay.

Ngoài Công ty IC Itas (Tập đoàn IC Holdings) liên danh với các doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu dự án nhà ga hành khách sân bay Long Thành, còn có dự án 250 triệu USD của Công ty Hayat. Đây là tập đoàn chuyên về sản xuất đồ gia dụng cũng như tham gia xây dựng các khu công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ…

Thủ tướng và các đại biểu dự Diễn đàn doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ-Việt Nam - Ảnh: VGP

Lãnh đạo các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ có thế mạnh và mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực: Xây dựng hạ tầng giao thông, sản xuất hàng gia dụng, khoa học công nghệ, tài chính, hàng không, logistics, năng lượng tái tạo, dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp Halal... Phía Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam đầy tiềm năng và thông qua Việt Nam để thâm nhập sâu vào thị trường ASEAN.

Thời gian qua, hợp tác thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tốt đẹp, trong đó nhiều doanh nghiệp lớn Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào các dự án hạ tầng cơ sở của Việt Nam. Trao đổi thương mại 2 nước đạt kim ngạch 2,4 tỷ USD trong năm 2022, có tiềm năng để nâng cao hơn nữa kim ngạch thương mại. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất từ khu vực Trung Đông vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt gần 1 tỷ USD.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Quan hệ ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ