Chủ nhật 24/11/2024 07:25

Việt Nam sở hữu trữ lượng quặng bôxít lớn thứ hai thế giới

Việt Nam sở hữu trữ lượng quặng bôxít lớn thứ hai toàn cầu, với trữ lượng quặng bôxít là 5,8 triệu tấn.

Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) vừa công bố báo cáo Mineral Commodity Summaries (MCS) 2023, theo đó Việt Nam xếp thứ hai về trữ lượng quặng bôxít toàn cầu, với trữ lượng quặng bôxít là 5,8 triệu tấn, trong tổng trữ lượng quặng bôxít thế giới là 31 triệu tấn.

Điều này có nghĩa rằng, Việt Nam có tiềm năng trở thành một nhà sản xuất nhôm lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tổng thể của đất nước. Tất nhiên, vẫn còn những lo ngại về tác động đến môi trường, xã hội và an ninh quốc gia vậy nên việc đánh giá toàn diện các khía cạnh cần được tính toán kỹ.

This browser does not support the video element.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã dẫn đến việc đóng cửa một nhà máy luyện nhôm oxid với công suất 1,7 triệu tấn mỗi năm tại Ukraine. Tại châu Âu, chi phí năng lượng cao đã dẫn đến việc tạm ngừng hoạt động của một nhà máy luyện nhôm oxit với công suất 600.000 tấn mỗi năm tại Romania, và một nhà máy luyện nhôm oxit với công suất 1,7 triệu tấn mỗi năm tại Tây Ban Nha đã giảm sản xuất lên đến 60%. Nhiều nhà luyện nhôm oxit và nhà sản xuất sản phẩm nhôm chính tại châu Âu cũng đã thông báo đóng cửa hoặc giảm sản xuất.

Theo dữ liệu công bố, ước tính các nguồn tài nguyên quặng bôxít trên toàn cầu dao động từ 55 - 75 tỷ tấn. Các nguồn tài nguyên này được phân bố trên các vùng lãnh thổ khác nhau, với châu Phi chiếm 32%, châu Đại Dương 23%, Nam Mỹ và vùng Caribe 21%, châu Á 18% và các vùng khác 6%.Trong đó, Guinea dẫn đầu với trữ lượng quặng bôxít là 7.400.000 tấn. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 2 với trữ lượng quặng bôxít là 5.800.000 tấn.

Tinh thể quặng Boxít

Theo đánh giá của Bộ Công Thương Việt Nam, tiềm năng đáng kể của khu vực Tây Nguyên và quặng bôxít chất lượng cao như một lợi thế lớn cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng bôxít của đất nước.

Tại Việt Nam, quặng bôxít được phân loại thành hai loại chính. Trong đó ở các tỉnh miền Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An tập trung chứa quặng bô xít nguồn gốc trầm tích. Các tỉnh miền Nam như Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi tập trung chứa quặng bôxít phong hóa laterit.

Mặc dù quặng bôxít được phân bố đều khắp Việt Nam nhưng Chính phủ ưu tiên khai thác tài nguyên quặng bôxít ở khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông, tỉnh Đắk Nông là nơi có trữ lượng quặng bôxít lớn nhất ở Việt Nam và có tiềm năng cao nhất cho việc phát triển ngành công nghiệp nhôm và chế biến nhôm của đất nước.

Khai thác Bôxít tại khu vực Tây Nguyên

Hiện nay, Đắk Nông sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú bao gồm 218 mỏ và khu khai thác chứa 16 khoáng sản quan trọng. Nhận thức về tiềm năng đáng kể của quặng bôxít, tỉnh Đắk Nông đã ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nhôm, chế biến nhôm và năng lượng làm động lực chính cho mục tiêu kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh.

Đến năm 2030, Đắk Nông cam kết tận dụng ngành công nghiệp nhôm như một tác nhân quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến trở thành một tỉnh kinh tế phát triển và bền vững trong vùng Tây Nguyên, với sự phát triển công nghiệp là động lực chính cho tăng trưởng. Ngoài ra, tỉnh Đắk Nông mục tiêu trở thành trung tâm quốc gia về ngành công nghiệp nhôm - quặng bôxít và ngành công nghiệp sau khi chế biến nhôm, trung tâm năng lượng tái tạo hàng đầu trong khu vực và điểm đến nổi tiếng về khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

Mai Lê
Bài viết cùng chủ đề: Lưu trữ năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử