Thứ năm 05/12/2024 10:22

Việt Nam - New Zealand: Nhiều dư địa mở rộng hợp tác

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Haike Manning- Đại sứ New Zealand tại Việt Nam - cho biết, hai nước còn nhiều cơ hội để thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục...
Ông Haike Manning - Đại sứ New Zealand tại Việt Nam

Ông đánh giá thế nào về kết quả chuyến thăm New Zealand của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây? Chuyến thăm đã mở ra cơ hội như thế nào trong quan hệ hợp tác giữa hai nước?

Chuyến thăm New Zealand của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đem lại những kết quả rất tích cực, vào đúng thời điểm hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1975 - 2015). Hai bên đã thống nhất định hướng nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược trong thời gian tới và vạch ra những kế hoạch cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Theo đó, hai bên đã đề xuất sáng kiến mô hình hợp tác mới nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư những lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu như nông nghiệp, giáo dục đào tạo, du lịch.

Đặc biệt, hai bên đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương tăng gấp đôi, lên mức 1,7 tỷ USD vào năm 2020, đồng thời phấn đấu sẽ mở đường bay thẳng trong thời gian sớm nhất.

Ông nhận định gì về mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 1,7 tỷ USD?

Có thể nói rằng, xu hướng tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước đang trên đà tích cực. Trong vòng 5 năm qua, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng gấp đôi, lên gần 1 tỷ USD, tức là tăng gần 120%/năm. Con số này chưa phải lớn so với các đối tác thương mại khác nhưng cũng rất đáng khích lệ. Vì vậy, chúng tôi có thể lạc quan kỳ vọng rằng, trong vòng 5 năm tới, kim ngạch thương mại hai chiều sẽ tăng gần gấp đôi, cán đích đã đề ra. Còn riêng trong năm nay, hai nước đặt mục tiêu đạt kim ngạch song phương khoảng 1 tỷ USD.

Theo ông, hai bên cần làm gì để tăng cường hơn nữa hợp tác trao đổi thương mại và đầu tư?

Theo tôi, cần tích cực tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại nhằm tăng cường kết nối, tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tìm hiểu, trao đổi thông tin. Chúng tôi cũng đang lên kế hoạch trong năm nay sẽ đưa một số đoàn doanh nghiệp của New Zealand hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, giáo dục… sang Việt Nam để tìm kiếm thị trường, mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư.

Việt Nam - New Zealand ký kết chương trình xuất khẩu thanh long
Trong các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia đạt tốc độ phát triển nhanh nhất trong quan hệ thương mại với New Zealand trong vòng 5 năm qua và hiện là đối tác thương mại lớn thứ 20 của New Zealand.

Trong thời gian tới, New Zealand sẽ tập trung mở rộng hợp tác với Việt Nam trong những lĩnh vực nào? Theo ông, đâu là lĩnh vực có tiềm năng hợp tác lớn nhất giữa hai nước?

Trong năm nay, chúng tôi sẽ đẩy mạnh các chương trình hợp tác với 4 lĩnh vực trọng tâm, đó là du lịch, giáo dục, văn hóa, ẩm thực.

Về hợp tác giáo dục, đây là một điểm sáng trong quan hệ hai nước, ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam chọn New Zealand là điểm đến vì môi trường an toàn và chất lượng đào tạo cao. Hai bên đang phấn đấu sẽ tăng số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại New Zealand lên hơn con số 2.000 sinh viên như hiện nay.

Bên cạnh đó, du lịch cũng là lĩnh vực rất có tiềm năng, còn nhiều dư địa và cần phải khai thác. Trong năm 2014, đã có hơn 33.000 du khách New Zealand tới Việt Nam, tăng 7% so với năm 2013.

Chắc chắn việc hợp tác giữa hai nước, trên mọi lĩnh vực, sẽ còn phát triển hơn nữa trong thời gian tới khi đường bay thẳng được thiết lập. Mới đây, hãng hàng không quốc gia New Zealand đã nối lại chặng bay thẳng tới Singapore và cùng khai thác chặng bay tới Việt Nam.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Nguyễn Hường

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật sau 6h ban bố

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/12: Nga giành lại 40% lãnh thổ ở Kursk; Kiev nhận thêm gói viện trợ quân sự mới

Hàn Quốc ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp

Triển khai hiệu quả bộ chỉ số FTA Index: Đâu là 'điểm nghẽn'?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 3/12/2024: Đàm phán hòa bình Ukraine có thể diễn ra trong năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/12: Lính tinh nhuệ Ukraine rút lui ồ ạt khỏi Kursk; Kiev phá hủy hàng loạt radar Nga

Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Cơ hội và thách thức trong bức tranh thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 2/12/2024: Thông tin 'đổi đất lấy hòa bình' có chính xác?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/12: Hơn 10.000 lính Ukraine chống lệnh, rút khỏi tử địa; Kiev than vãn về viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 1/12/2024: Theo Financial Times, hơn 60.000 binh sĩ Ukraine đào ngũ từ đầu năm 2024

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/12: Nga dội hỏa lực, lính Ukraine thiệt mạng ở Kurk; Kiev phá hủy radar Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 30/11/2024: Nguồn viện trợ từ phương Tây chỉ đủ cho 2,5 lữ đoàn AFU

Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2024: Mỹ tiếp tục 'bơm dầu' vào xung đột Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 29/11: Lính đánh thuê NATO bỏ mạng ở Kursk; Mỹ giục Ukraine hạ tuổi nhập ngũ

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/11/2024: Ukraine có thể hạ tuổi tổng động viên xuống 18?

'Xanh hóa' để làm chủ 'cuộc chơi' trong Hiệp định RCEP

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Kiev dội ATACMS vào sân bay Nga