Việt Nam-New Zealand: Khai thác tối đa các lợi thế và cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng thương mại

Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới New Zealand mang ý nghĩa đặc biệt, mở ra nhiều cơ hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa hai nền kinh tế.
Thủ tướng lên đường dự Hội nghị đặc biệt ASEAN-Australia, thăm Australia và New Zealand Củng cố quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực Chuyến công tác quan trọng của Thủ tướng với 3 quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, từ ngày 5 đến 11/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia, đồng thời thăm chính thức Australia và thăm chính thức New Zealand.

Đây là chuyến thăm chính thức New Zealand đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị người đứng đầu Chính phủ. Điều này cho thấy sự coi trọng của New Zealand đối với Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Việt Nam-New Zealand: Khai thác tối đa các lợi thế và cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng thương mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN – Australia, thăm chính thức Australia và thăm chính thức New Zealand - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nước Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 19/6/1975 và đến tháng 9/2009 nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Toàn diện. Tiếp đó, tháng 7/2020 hai nước tiếp tục nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược. Từ đó đến nay, hai nước Việt Nam và New Zealand duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp.

New Zealand – Thị trường giàu tiềm năng

Từ khi Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao và đặc biệt kể từ khi hai nước chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược, hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển. Theo thông tin số liệu từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 14 của New Zealand; là nhà xuất khẩu thứ 13 vào thị trường New Zealand và là nhập khẩu đứng thứ 17 của New Zealand.

Trong khi đó, New Zealand là đối tác thương mại thứ 38 của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 51, nhập khẩu lớn thứ 58 của Việt Nam.

Kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều qua các năm, từ 300 triệu USD năm 2009 tới 750 triệu USD năm 2013 (tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm). Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 5,7% so với năm 2021. Năm 2023 đạt 1,3 tỷ USD, giảm khoảng 5,6% so với năm 2022.

Theo Thương vụ Việt Nam tại thị trường New Zealand, việc Việt Nam và New Zealand cùng tham gia các FTA đa phương khiến rào cản thuế quan, phi thuế quan ngày càng thấp hoặc bị loại bỏ. Đây là lợi thế lớn giúp hàng hóa Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh với hàng hóa từ các nước không có FTA với New Zealand. Chính sách của New Zealand về việc tìm kiếm các nước đối tác cung ứng và thị trường khác ngoài EU và Trung Quốc cũng góp phần mở ra cơ hội cho Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu.

Việt Nam-New Zealand: Khai thác tối đa các lợi thế và cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng thương mại
Quả bưởi được xuất khẩu chính thức sang thị trường New Zealand từ ngày 15/11/2022

New Zealand được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận khi phần lớn các mặt hàng New Zealand cần nhập khẩu là những mặt hàng mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cung ứng.

Cụ thể, do không có thế mạnh về các ngành nghề chế tạo nên New Zealand phải nhập khẩu hầu hết các mặt hàng bao gồm máy móc, thiết bị cơ khí; xe cộ; xăng dầu; máy móc, thiết bị điện tử; hàng dệt may; nhựa và sản phẩm nhựa; các thiết bị y tế; sắt thép; dược phẩm; giấy bìa; thức ăn gia súc đã chế biến; phân bón; các chế phẩm ăn liền...

Về đầu tư, tính đến tháng 11/2023, New Zealand có 52 dự án đầu tư với tổng số vốn 208,35 triệu USD, đứng thứ 39/143 quốc gia và lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand nhóm hàng: Điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, hạt điều, giày dép… và nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa, hoa quả, gỗ, nguyên liệu phụ liệu dệt may, da giày, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phế liệu sắt thép, sắt thép các loại...

Về phương diện nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand bao gồm sản phẩm từ sữa; thịt bò, cừu; len; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; các loại trái cây và hạt (trong đó có những loại trái cây như kiwi, cherry, táo…); hải sản (cá ngừ, vẹm xanh…)… là những mặt hàng được nhiều người Việt Nam ưa chuộng.

Để khai thác tiềm năng và các điều kiện thuận lợi quan hệ thương mại, đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi lưu ý doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các FTA mà Việt Nam và New Zealand là thành viên nhằm khai thác, tận dụng hiệu quả các ưu đãi về thuế và xuất xứ hàng hóa.

Khi tiếp cận thị trường cần có chiến lược bài bản, dài hạn, đồng thời tuân thủ nghiêm các quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường này với các sản phẩm nhập khẩu, nhất là sản phẩm có liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm nghiệm kiểm dịch nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Mặt khác, doanh nghiệp phải tích cực tham gia các hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại (hội chợ, triển lãm) hoặc các chương trình giao thương nhằm tìm kiếm đối tác, quảng bá các sản phẩm chất lượng của Việt Nam tại thị trường.

Trên cơ sở những kết quả hợp tác thương mại mà hai nước đạt được trong thời gian qua, Bộ Công Thương cho rằng, Việt Nam và New Zealand đều là những nền kinh tế năng động và đang tiến hành các biện pháp cải cách mạnh mẽ nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng vốn có để ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Hai nước có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp và đầu tư.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, cùng với Australia, New Zealand là một Đối tác Chiến lược quan trọng của Việt Nam ở khu vực nam Thái Bình Dương. Quan hệ Việt Nam – New Zealand là mối quan hệ song phương có bề dày lịch sử. Năm sau, chúng ta sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với New Zealand. Trong thời gian qua, New Zealand là một đối tác đã hỗ trợ phát triển cho Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực, từ giáo dục đào tạo, đến các lĩnh vực về bình đẳng giới, phát triển.

Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam và New Zealand đã có rất nhiều hợp tác hiệu quả. Bên cạnh đó, tin cậy chính trị giữa hai bên ngày càng được củng cố. Chúng ta đã đón nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao của New Zealand sang thăm Việt Nam và hai bên đã đạt được nhiều thỏa thuận hợp tác.

Trong chuyến thăm New Zealand lần này của Thủ tướng Chính phủ, hai nước sẽ tiếp tục trao đổi về các biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác song phương, trong đó có hợp tác trong những lĩnh vực truyền thống như thương mại, đầu tư. Đồng thời, trọng tâm hợp tác giữa hai nước cũng sẽ bao gồm các lĩnh vực mang tính gắn kết, giao lưu nhân dân, đặc biệt là hợp tác về lao động, giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, nhất là về công nghệ mới trong nông nghiệp và những biện pháp để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của cả hai bên.

Tiếp tục đàm phán, hạn chế các rào cản, mở rộng thị trường

Trước đó, vào tháng 7/2023, tại Auckland, New Zealand, bên lề hội nghị Bộ trưởng CPTPP, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với ông Damien O'Connor, Bộ trưởng Thương mại, Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand.

Tại buổi làm việc này, hai bộ trưởng đã cùng chia sẻ về những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới đang tác động tới quan hệ thương mại song phương Việt Nam - New Zealand, hai bên nhất trí cần tăng cường hợp tác, khai thác tối đa các lợi thế và cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng quan hệ thương mại Việt Nam - New Zealand.

Việt Nam-New Zealand: Khai thác tối đa các lợi thế và cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng thương mại
Việt Nam-New Zealand: Khai thác tối đa các lợi thế và cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng thương mại

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại buổi gặp với ông Damien O'Connor, Bộ trưởng Thương mại, Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand vào tháng 7/2023

Theo đó, phía Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị hai bên cần đôn đốc các cơ quan liên quan phối hợp triển khai những nội dung đã thống nhất tại Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - New Zealand về kinh tế thương mại tại Hà Nội, Việt Nam, qua đó vừa tháo gỡ khó khăn, vừa tạo cơ hội hợp tác kinh doanh, thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh việc dỡ bỏ các thủ tục nhập khẩu và hạn chế áp dụng rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại là quan trọng; đồng thời, tiếp tục đàm phán, mở cửa thị trường đối với các sản phẩm nông sản mới sẽ giúp tăng quy mô trao đổi thương mại song phương.

Bên cạnh đó, nhằm hạn chế sự sụt giảm trong trao đổi thương mại, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, hội thảo giao thương, đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam – New Zealand.

Chuyến thăm chính thức New Zealand của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dịp quan trọng để lãnh đạo hai nước Việt Nam và New Zealand thảo luận các định hướng và biện pháp nhằm tiếp tục củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, nhất là trong các lĩnh vực chính trị ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế, đầu tư, lao động, giáo dục, công nghệ, ứng phó biến đổi khí hậu và chuyển đổi số...

Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn cùng tham gia đoàn đại biểu cấp cao dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand và tổ chức các hoạt động bên lề.

Tham gia Đoàn công tác của Bộ Công Thương gồm có đại diện các Cục, Vụ, đơn vị: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Phòng vệ Thương mại, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Báo Công Thương...

Dự kiến, bên lề Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand, tại Australia Đoàn công tác của Bộ Công Thương sẽ tham gia Cuộc họp cấp kỹ thuật chuẩn bị cho Kỳ họp lần thứ nhất Đối thoại cấp Bộ trưởng về Thương mại; đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ nhất Đối thoại cấp Bộ trưởng về Thương mại...

Tại Newzealand, dự kiến, Đoàn công tác của Bộ Công Thương sẽ tham dự buổi tiếp Nhóm khoa học công nghệ người Việt (VietTech NZ); tiếp Hiệu trưởng trường Đại học Waikato; tiếp Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Auckland, Simon Bridges và một số doanh nghiệp tiêu biểu của Newzealand...

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát biểu mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về sáp nhập tỉnh

Phát biểu mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về sáp nhập tỉnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sáp nhập không vì một địa phương, cá nhân nào mà đây là chủ trương quan trọng vì sự phát triển chung của đất nước.
Ottogi Việt Nam xuất khẩu lô mì đầu tiên đạt chứng nhận MUI Halal

Ottogi Việt Nam xuất khẩu lô mì đầu tiên đạt chứng nhận MUI Halal

Ottogi Việt Nam là công ty sản xuất mì đầu tiên đạt chứng nhận MUI Halal tại Việt Nam, tiên phong đưa mì gói từ Việt Nam tiếp cận thị trường Hồi giáo.
Cần tránh tình trạng ‘quân anh, quân tôi’ khi sáp nhập tỉnh

Cần tránh tình trạng ‘quân anh, quân tôi’ khi sáp nhập tỉnh

Ông Nguyễn Túc cho rằng, cần chọn đội ngũ cán bộ tiêu biểu cho sự đoàn kết nhất trí của các tỉnh mới thành lập để tránh tình trạng “quân anh, quân tôi”.
Để bộ máy gần dân, sát dân hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn

Để bộ máy gần dân, sát dân hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong tháng 4, dự kiến sắp xếp lại 60-70% cấp xã. Mục đích để bộ máy tinh gọn, hiệu lưc, hiệu quả, sát dân và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Công tác lý luận: Nền tảng cho các quyết sách lớn của Đảng

Công tác lý luận: Nền tảng cho các quyết sách lớn của Đảng

Các ý kiến đều nhất trí cho rằng cần tiếp tục nâng cao công tác lý luận của Đảng với tư duy mới, là nền tảng cho các quyết sách lớn phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng đánh giá giải pháp thiết kế mới cho đường vành đai 4

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng đánh giá giải pháp thiết kế mới cho đường vành đai 4

Bộ Xây dựng thẩm định giải pháp công nghệ cho Vành đai 4, đánh giá tính khả thi, hiệu quả kinh tế và hướng dẫn triển khai thí điểm tại Hà Nội.
Bao giờ lấy ý kiến nhân dân về phương án sáp nhập tỉnh?

Bao giờ lấy ý kiến nhân dân về phương án sáp nhập tỉnh?

Trước khi trình Quốc hội, đề án sáp nhập tỉnh, thành phố sẽ được lấy ý kiến nhân dân tại các đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Ban Thường vụ Đảng uỷ Quốc hội cho ý kiến về tinh gọn bộ máy

Ban Thường vụ Đảng uỷ Quốc hội cho ý kiến về tinh gọn bộ máy

Sáng 17/3, Ban Thường vụ Đảng uỷ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung nhằm phục vụ việc sắp xếp tinh gọn bộ máy để trình cấp có thẩm quyền.
Công tác lý luận của Đảng: Những định hướng lớn đến năm 2030

Công tác lý luận của Đảng: Những định hướng lớn đến năm 2030

Hội thảo quốc gia “Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đang diễn ra tại Hà Nội.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng

Sáng 17/3, tại trụ sở Chính phủ, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Thủ tướng chỉ đạo Vĩnh Phúc tập trung 3 lĩnh vực kinh tế

Thủ tướng chỉ đạo Vĩnh Phúc tập trung 3 lĩnh vực kinh tế

Chiều 16/3, làm việc với Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc tập trung 3 lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài làm Ủy viên Ban Chỉ đạo các dự án quốc gia về đường sắt

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài làm Ủy viên Ban Chỉ đạo các dự án quốc gia về đường sắt

Theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài làm Ủy viên Ban Chỉ đạo các dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập tỉnh

Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập tỉnh

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp cấp xã.
Loạt thông tin mới về chế độ cán bộ khi tinh gọn bộ máy

Loạt thông tin mới về chế độ cán bộ khi tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ đề xuất điều chỉnh quy định liên quan đến cách tính chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi sắp xếp bộ máy.
Phương án đặt ‘thủ phủ’, trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh?

Phương án đặt ‘thủ phủ’, trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh?

Các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, trụ sở tỉnh mới sau khi sáp nhập cần đặt ở vị trí thuận lợi, tạo điều kiện để điều hành công tác hành chính hiệu quả…
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc cần tiên phong làm nhà ở xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc cần tiên phong làm nhà ở xã hội

Sáng 16/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công công trình nhà ở xã hội, dự án khu đô thị tại Vĩnh Phúc và yêu cầu tỉnh cần tiên phong làm nhà ở xã hội.
Bộ Tư pháp có tân Thứ trưởng

Bộ Tư pháp có tân Thứ trưởng

Ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra một số dự án tại Vĩnh Phúc

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra một số dự án tại Vĩnh Phúc

Sáng 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra dự án Khu du lịch Tam Đảo 2, Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thủ tướng dự Lễ khởi công đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Thủ tướng dự Lễ khởi công đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại Vĩnh Phúc.
Việt Nam hoàn tất thủ tục lưu chuyển hải đồ, tọa độ địa lý tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam hoàn tất thủ tục lưu chuyển hải đồ, tọa độ địa lý tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam đã hoàn tất thủ tục lưu chiểu hải đồ và danh sách tọa độ địa lý liên quan đến đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải tại Vịnh Bắc Bộ.
Nhà đất dôi dư sau sắp xếp bộ máy sẽ được sử dụng như nào?

Nhà đất dôi dư sau sắp xếp bộ máy sẽ được sử dụng như nào?

Lãnh đạo Bộ Tài chính mới đây đã thông tin về việc nhà đất dôi dư sau sắp xếp bộ máy của các bộ, ngành, địa phương.
Gỡ rào cản thể chế để kinh tế tư nhân phát triển

Gỡ rào cản thể chế để kinh tế tư nhân phát triển

Việc khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy ào ào.
Thủ tướng chỉ đạo loạt giải pháp đẩy mạnh Đề án 06

Thủ tướng chỉ đạo loạt giải pháp đẩy mạnh Đề án 06

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 14/3/2025 nhằm thúc đẩy loạt giải pháp đẩy mạnh triển khai Đề án 06.
Lễ hội Hoa ban Điện Biên 2025: Nơi hội tụ, giao thoa tinh thần yêu nước của đồng bào các dân tộc

Lễ hội Hoa ban Điện Biên 2025: Nơi hội tụ, giao thoa tinh thần yêu nước của đồng bào các dân tộc

Tối 14/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Khai mạc Lễ hội Hoa ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Cửa khẩu thông minh góp phần đưa thương mại Việt Nam - Vân Nam đạt 5 tỷ USD

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Cửa khẩu thông minh góp phần đưa thương mại Việt Nam - Vân Nam đạt 5 tỷ USD

Kim ngạch thương mại giữa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD trong năm 2023 và có thể đạt 5 tỷ USD nhờ một phần từ cửa khẩu thông minh.
Mobile VerionPhiên bản di động