Thứ tư 06/11/2024 04:40

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc tiếp tục giảm mạnh khiến thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc 7 tháng đầu năm 2023 giảm.

Kinh tế Hàn Quốc năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản của nước này giảm. Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Hàn Quốc, tháng 7/2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt 90,12 nghìn tấn, trị giá 402,8 triệu USD, giảm 28,3% về lượng và giảm 17,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, tháng giảm thứ 6 liên tiếp.

Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang

Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt 794,9 nghìn tấn, trị giá 3,583 tỷ USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 5,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 7/2023, Hàn Quốc giảm nhập khẩu thủy sản từ thị trường Trung Quốc, Nga, Việt Nam và Na Uy, trong khi tăng nhập khẩu thủy sản từ Peru, Hoa Kỳ, Thái Lan.

Tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc. Tháng 7/2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 10,99 nghìn tấn, trị giá 60,38 triệu USD, giảm 11,8% về lượng và giảm 20,5% về trị giá so với tháng 7/2022.

Tính chung 7 tháng năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 80,6 nghìn tấn, trị giá 440,87 triệu USD, giảm 7,3% về lượng và giảm 12,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Hàn Quốc giảm từ 13,3% trong 7 tháng năm 2022 xuống còn 12,3% trong 7 tháng đầu năm 2023.

Trong khi đó, thị phần thủy sản nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Peru, Hồng Kông trong tổng trị giá nhập khẩu của Hàn Quốc tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường cung cấp thủy sản cho Hàn Quốc tháng 7 và 7 tháng năm 2023

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc

Việc Nhật Bản xả nước thải phóng xạ từ Nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển có tác động đáng kể đến thị trường thủy sản Hàn Quốc. Người dân Hàn Quốc có tâm lý e ngại trong việc tiêu dùng thủy sản vì lo ngại về độ an toàn của hải sản. Trong một cuộc khảo sát gần đây với người tiêu dùng Hàn Quốc, 92,4% số người được hỏi cho biết họ sẽ giảm tiêu thụ hải sản sau khi Nhật Bản xả nước thải phóng xạ.

Trước thực trạng đó, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định sẽ triển khai đợt rà soát đặc biệt về xuất xứ hàng thủy sản nhập khẩu trong vòng 100 ngày kể từ ngày 28/8/2023.

Việc kiểm tra nguồn gốc các sản phẩm thủy sản nhập khẩu sẽ được tiến hành tại các siêu thị lớn, chợ truyền thống, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và hơn 3.000 cơ sở kinh doanh đồ ăn trên cả nước.

Các mặt hàng bị kiểm tra chủ yếu gồm cá minh thái tươi, cá tráp, dứa biển, cá cam, sò điệp, cá thu đao, cá chình và bạch tuộc. Việc thắt chặt kiểm tra nguồn gốc xuất xứ là để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người dân.

Hàn Quốc cũng đưa ra mức xử phạt cũng rất nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm. Nếu phát hiện trường hợp bán hàng không ghi rõ cụ thể xuất xứ, nguồn gốc, mức phạt cao nhất lên tới 10 triệu won (khoảng 183 triệu đồng).

Những công ty giả mạo nhãn xuất xứ có thể đối mặt với án phạt tù 7 năm hoặc phạt tiền lên tới 100 triệu won (khoảng 1,8 tỷ đồng).

Cuộc thanh tra này là cuộc thanh tra đặc biệt lần thứ 2 về thủy sản nhập khẩu sau đợt đầu tiên diễn ra vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua. Trong chiến dịch đó, Chính phủ đã điều tra các kênh phân phối trong nước của thủy sản Nhật Bản và phát hiện 158 nhà bán lẻ không ghi xuất xứ hoặc giả mạo nhãn xuất xứ.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số